Đánh răng 2 lần/ngày để loại bỏ mảng bám, chất nhầy cũng như vi khuẩn gây sâu răng nhưng vẫn không thể loại bỏ được hôi miệng. Bởi lẽ vi khuẩn gây hôi miệng lại ẩn náu ở nơi ít ai ngờ tới.
Nhiều người vẫn luôn thấy khó hiểu bởi đã đánh răng đều đặn 2 lần/ngày nhưng vẫn không hết hôi miệng. Họ thậm chí còn thử đủ mọi cách như thay đổi kem đánh răng, đánh răng mạnh hơn, đánh nhiều lần hơn, cứ ăn xong là đánh răng… nhưng tình hình vẫn không được cải thiện.
Theo bác sĩ nha khoa John Kling – Cựu chủ tịch Hiệp hội Nha khoa Alexandria đồng thời là thành viên tích cực của Hiệp hội Nha khoe Hoa Kỳ, đánh răng không loại bỏ được hết các vi khuẩn trong miệng bởi lưỡi chính là nơi hoàn hảo vi trùng ẩn náu.
Một chiếc lưỡi sạch sẽ thường có màu hồng và nên có ý thức giữ gìn vệ sinh, làm sạch lưỡi hàng ngày như đánh răng vậy.
Nếu không vệ sinh lưỡi hàng ngày, vi khuẩn sẽ di chuyển đến răng ngay sau khi chúng ta vừa đánh răng xong và mọi thứ lại đâu hoàn đấy. Đây có vẻ là câu trả lời thỏa đáng cho những thắc mắc về hôi miệng sau khi đã đánh răng đầy đủ.
Bác sĩ John cũng tư vấn thêm, việc vệ sinh lưỡi nghe có vẻ khó khăn nhưng thực tế rất dễ dàng. Bạn có thể dùng công cụ cạo lưỡi hoặc chỉ cần lấy bàn chải đánh răng chà nhẹ để làm sạch lưỡi hay dùng nước súc miệng đều được. Quan trọng là bạn phải có ý thức vệ sinh lưỡi và thực hiện đều đặn mỗi ngày như việc đánh răng vậy.
1. Cải thiện tình trạng hôi miệng
Có người đánh răng ngày 2 lần thậm chí là đánh ngay sau mỗi bữa ăn nhưng miệng vẫn bị hôi miệng. Điều này có thể do lưỡi bẩn bởi lưỡi là cái kho chứa đầy vi khuẩn, dù bạn đánh răng nhiều lần và dùng kem đánh răng gì đi chăng nữa thì những vi khuẩn ở lưỡi vẫn khiến miệng bạn hôi cả ngày.
Ngoài đánh răng, việc vệ sinh lưỡi sạch sẽ cũng rất quan trọng để cải thiện tình trạng hôi miệng.
Bởi vậy, nếu đã đánh răng đều đặn mà vẫn không bớt hôi miệng, bạn nên thử làm sạch lưỡi ngay và luôn để cải thiện tình trạng miệng có mùi hôi.
2. Cải thiện tiêu hóa
Nghe có vẻ không liên quan nhưng thực tế, việc làm sạch lưỡi cũng là cách loại bỏ vi khuẩn cản trở quá trình tiêu hóa đồng thời còn tạo ra nhiều nước bọt hơn, giúp phân hủy thức ăn tốt hơn. Do vậy, việc làm sạch lưỡi cũng giúp hệ tiêu hóa của bạn được cải thiện đáng kể.
3. Giữ cho răng không bị sâu
Đánh răng đã loại bỏ được các mẩu thức ăn thừa trên răng, loại bỏ vi khuẩn ẩn nấp trong răng nhưng không thể quét sạch được vi khuẩn trú ngụ trong lưỡi. Những vi khuẩn này sẽ quay lại bám trên răng, gây nướu và sâu răng. Vì vậy, hãy luôn làm sạch lưỡi sau khi đánh răng để đảm bảo đã làm sạch hoàn toàn khoang miệng, bảo vệ răng không bị sâu.
Đánh răng không làm sạch hết vi khuẩn trong miệng bởi lưỡi là nơi trú ngụ hoàn hảo của chúng.
4. Cải thiện vị giác
Chắc chắn một chiếc lưỡi sạch sẽ giúp bạn nếm được mùi vị thức ăn một cách chính xác hơn. Hãy cứ tưởng tưởng những lớp bám bẩn cứ tích tụ trên bề mặt lưỡi mỗi ngày, lâu dần sẽ tạo thành một lớp bám dày hơn và việc nêm nếm thức ăn do đó mà bị hạn chế đi rất nhiều. Bởi vậy, làm sạch lưỡi đúng cách sẽ giúp loại bỏ được lớp phủ, để lưỡi có thể phân biệt được các vị đắng ngọt chua mặn tốt hơn.
Lưỡi là nơi chứa nhiều vi khuẩn hơn bất cứ phần nào khác trong khoang miệng và cần phải dành thời gian vệ sinh lưỡi sạch sẽ, đúng cách. Tuy nhiên cũng không nên cạo lưỡi quá mạnh và gây tổn thương đến lưỡi vì phải mất vài ngày lưỡi mới có thể liền lại được.
Bạn cũng nên thường xuyên đi khám chuyên viên hoặc bác sĩ nha khoa để có được những thông tin và lời khuyên bổ ích, phù hợp với thực tế cá nhân bạn.
Bách Nguyên (Theo suckhoegiadinh)