Sống khoẻ

Những kiến thức cần thiết của bệnh đái tháo đường

Với 5 triệu người mắc đái tháo đường, nước ta là nước có số người mắc ĐTĐ nhiều nhất trong số các quốc gia Đông Nam Á và cũng là nước mà bệnh ĐTĐ đang có xu hướng trẻ hóa. Trước sự gia tăng nhanh và rất nguy hiểm của bệnh đái tháo đường, mỗi người cần làm thế nào để ngăn chặn căn bệnh này? PGS.TS Tạ Văn Bình – Nguyên Viện trưởng Viện Đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa, Chủ tịch Hội người giáo dục bệnh đái tháo đường Việt Nam, sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết để nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh đái tháo đường và quan trọng hơn là biết cách phòng ngừa để không mắc căn bệnh nguy hiểm này.

Cả nước hiện có 5 triệu người, độ tuổi từ 20 đến 79 tuổi mắc bệnh đái tháo đường, chiếm 5,5% dân số. Cứ 8 người sẽ có 1 người trưởng thành ở Việt Nam bị tiền đái tháo đường hoặc đái tháo đường. Cứ 10 bệnh nhân được chẩn đoán mắc đái tháo đường thì 6 người đã có biến chứng.

Nguyên nhân của đái tháo đường

So với năm 2002 thì hiện nay, tỉ lệ bệnh nhân bị đái tháo đường tuýp 2 ở nước ta đã tăng đến 200%. Nguyên nhân đái tháo đường tuýp 2 có 3 yếu tố:

  • Gene: Hầu các chủng tộc, quốc gia trên thế giới nếu mang gene bệnh đái tháo đường thì đều bị.
  • Môi trường: Đây là yếu tố có thể can thiệp được để có thể làm ngăn chặn sự phát triển của bệnh đái tháo đường và các biến chứng của nó.
  • Stress: Các chấn thương về thể chất và đặc biệt là các chấn thương về tinh thần.

Đây là 3 yếu tổ góp phần làm tăng tỉ lệ đái tháo đường và xem là đại dịch của Thế kỷ 21. Bệnh đái tháo đường ở Việt Nam đang "gõ cửa" từng nhà và tỉ lệ mắc bệnh rất đáng sợ.

Như vậy, ở Việt Nam cái cần quan tâm nhất chính là sự thay đổi môi trường sống, đặc biệt yếu tố về ăn uống, hoạt động thể lực, vệ sinh an toàn thực phẩm và nhấn mạnh đến các chấn thương về mặt tinh thần như stress.

Nếu như trước đây, vấn đề stress còn xa vời với mọi người thì stress bây giờ đã "leo lên" giường ngủ cùng với mỗi người hàng ngày, hàng giờ. Do vậy, đây là yếu tố cần phải có sự hoạt động cộng đồng để giảm bớt được những ảnh hưởng đó thì tỉ lệ bệnh mới ngăn chặn được.


Bệnh đái tháo đường tuýp 2 chia ra làm 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Có những thay đổi trong bài tiết, nội tiết tố để điều chỉnh đường insulin. Vấn đề này thường tìm được ở những người có nhiều yếu tố nguy cơ và phải được theo dõi chặt chẽ ngay từ ban đầu.
  • Giai đoạn 2: Tiền đái tháo đường, có thể mức đường máu từ 5,6 – 6,9 là một tiêu chí. Với tiêu chí 2, sau 2h khi được uống nước đường từ 7,8 – 11 là mức bị tiền đái tháo đường.

Tiền đái tháo đường rất nguy hiểm và những biến chứng mà nó gây ra sẽ giống như là biến chứng của người đã mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2. Nhiều người nghĩ rằng mình chưa đến mức mắc bệnh đái tháo đường nên không tập luyện và điều trị. Chế độ điều trị là uống thuốc, ăn uống và tập luyện để giúp thuyên giảm bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường.

Có 3 dạng đái tháo đường:

  • Đái tháo đường có những trường hợp rất đặc biệt là chỉ tăng đường máu lúc đói, tức là đường chưa cần phải có trong nước tiểu. Đường trên 7mol vào lúc đói vào buổi sáng, nhịn ăn sau 8h trở lên là biểu hiện của tăng đường máu.
  • Trường hợp thứ hai, không tăng đường huyết lúc đói, khi nhịn ăn đường huyết không tăng mà chỉ tăng khi đã ăn no. Những bệnh nhân ở dạng này, rất nhiều người dễ bị nhầm và sử dụng các biện pháp như uống thuốc đông y, kiêng ăn, dân gian để tự chữa trị cho bản thân. Khi để chẩn đoán căn bệnh này chính xác phải làm biện pháp tăng đường huyết.
  • Dạng vừa tăng đường huyết lúc đói và sau ăn. Phải làm biện pháp tăng đường huyết và định lượng nội tiết tố insulin để xem chỉ số đó cao hay thấp. Nếu chỉ số cao thì đã được coi là giai đoạn đầu của đái tháo đường tuýp 2.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội đái tháo đường thế giới, thì tất cả những xét nghiệm này, kể cả biện pháp tăng đường huyết đều phải được làm 2 lần và vào 2 thời điểm khác nhau. Nếu làm 1 lần thì chưa đủ điều kiện để chẩn đoán bệnh.

Biến chứng của đái tháo đường

Có 2 loại biến chứng: Mạch máu lớn và mạch máu nhỏ. Thông thường, người bệnh đái tháo đường tuýp 2 chỉ được phát hiện khi đã có những biến chứng xảy ra ở mắt, thần kinh, thận…

  • Biến chứng mạch máu nhỏ gồm:

+ Những tổn thương về mắt, đặc biệt là ở võng mạc, đây là tỉ lệ rất cao gây mù lòa.

+ Bệnh lý thứ hai về thần kinh ngoại vi với những triệu chứng tê bì, kiến bò vào ban đêm khi thời tiết thay đổi. Đây là nguyên nhân chính phải cắt cụt chi của người bệnh. (Trên thế giới cứ 20 giây lại có 1 người phải cắt cụt chi vì bệnh này).

+ Tổn thương thận.

  • Biến chứng mạch máu lớn gồm:

+ Mạch vành

+ Mạch não

+ Mạch máu ngoại vi

Yếu tố nguy cơ gây nên bệnh

Chúng ta đang ăn quá nhiều mà hoạt động thể lực lại ít đi khiến tỉ lệ những người mắc bệnh đái tháo đường rất lớn, cứ 6 giây có 1 người chết do bị bệnh đái tháo đường.

Tỉ lệ mắc đái tháo đường ở miền núi là 2,3%, đồng bằng là 2,7% nhưng tỉ lệ dẫn tới nguy cơ mắc bệnh rất cao và gần như bằng nhau.

Yếu tố nguy cơ gây nên bệnh:

  • Thế hệ cận kề mắc bệnh như: Ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột thì khả năng người bệnh mắc đái tháo đường là rất cao.
  • Những người có chỉ số khối cơ thể trên 23.
  • Hoặc bị huyết áp vô căn
  • Phụ nữ có tiền sử mắc đái tháo đường thai kỳ.
  • Những người ít hoạt động.

Những người trên 40 tuổi có 1 yếu tố nguy cơ và người trên 45 tuổi có 1-2 yếu tố nguy cơ thì phải đi kiểm tra từ 3 – 6 tháng để đánh giá 1 lần.

Khánh Chi

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram