Năm mới 2023 có thể nói là một năm đầy niềm vui và sôi động của BTV Khánh Ly cùng cô con gái Mina Phạm.
Vừa là MC vừa là người tổ chức sản xuất Talk Show Phố Tài Chính, BTV Mùi Khánh Ly được nhiều khán giả yêu quý vì sự chỉn chu, chuyên nghiệp, kiến thức tài chính sâu rộng và lối dẫn tự tin, vóc dáng yêu kiều. Năm 2023, BTV Khánh Ly nhận giải trong Cuộc thi Báo chí toàn quốc về ngành Tài chính lần thứ VIII. Và con gái Mina Phạm ngoài thành tích học tập tốt tại trường, bé còn nhận được giải Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2023” với hạng mục giải Tác phẩm được bình chọn nhiều nhất tại Hạng mục video.
Là một người bận rộn với công việc nhưng Khánh Ly là người rất chỉn chu, tỉ mẩn và luôn theo sát con gái. Cô để con phát triển tự nhiên và khơi dậy những đam mê cũng như năng lực của con. Ngay từ nhỏ Mina đã cùng bố mẹ giao tiếp tiếng Anh và những ngôn ngữ khác.
Các thành viên trong gia đình cũng luôn dành thời gian để đi du lịch bên nhau, trải nghiệm những điều mới lạ tại các vùng miền của Việt Nam cũng như các nước.
Trong 2 năm, BTV Khánh Ly đã cùng con gái đi hơn 10 nước trên thế giới. Từ đó cô bé Mina đã có những trải nghiệm rất đặc biệt.
2 mẹ con BTV Khánh Ly đã có những chia sẻ điểm khác biệt đón năm mới ở mỗi nước mà 2 mẹ con dừng chân. Mỗi nước khác nhau có những cách chào đón năm mới theo các phong tục truyền thống riêng, với nhiều màu sắc và nét độc đáo rất riêng.
1) Mỹ: Xem quả cầu thủy tinh rơi
BTV Khánh Ly cho biết, tại Mỹ, vào đêm 31/12, hàng trăm nghìn người dân Mỹ sẽ tập trung ở Quảng trường Thời Đại (Times Square). Họ đứng sát bên nhau cùng đón chờ khoảnh khắc đầu tiên của năm mới. Khi mọi người cùng hô to đến giây cuối cùng cũng là lúc một quả cầu thuỷ tinh đẹp mê hồn rơi xuống. Bắt đầu lần đầu tiên vào tháng 1 năm 1908, chủ sở hữu New York Times - Adolph Ochs đã tạo ra sự kiện để thu hút sự chú ý đến trụ sở mới của theTimes, và đây là một cảnh tượng hàng năm và là một trong những lễ kỷ niệm đêm giao thừa phổ biến nhất kể từ trước đến nay.
2) Nhật Bản: Ăn mì soba
Khi đến đây, Khánh Ly đã cùng con gái nếm thử món mì này. Được biết, người dân Nhật Bản bắt đầu năm mới bằng cách ăn một bát mì soba ấm. Truyền thống bắt nguồn từ thời Kamakura và gắn liền với một ngôi chùa Phật giáo tặng mì cho người nghèo. Bởi vì sợi mì dài mỏng chắc nhưng dễ cắn, người ta tin rằng ăn chúng tượng trưng cho một sự tách biệt theo nghĩa đen từ năm cũ.
3. Pháp:
Khi tới Pháp, các món đồ ăn cũng rất đa dạng nhưng chi phí khá cao. Có thể thử một chút rượu sâm banh được kết hợp với hàu, gà tây, ngỗng hoặc gà mái Cornish.
4. Ý:
“Hôn chạm má" - Nét giao tiếp đặc trưng của Ý BTV lưu ý, văn hóa giao tiếp đặc trưng của Ý luôn thể hiện sự nồng nhiệt. Người Ý thể hiện sự thân thiện của mình khi đón tiếp bằng một cái ôm lịch sự và hôn nhẹ vào má (không phân biệt nam nữ). Phong tục các nước Châu Á thường không quen có cử chỉ thân mật như vậy. Mặc dù vậy, nếu chúng ta có thái độ phòng thủ thì dễ bị coi là không thân thiện hoặc kiêu ngạo. Tuy nhiên, chúng ta không nên chủ động ôm hôn người Ý trước mà chỉ nên sẵn sàng đáp lại cử chỉ này.
5/ Thụy Sĩ: Niềm tự hào với phô mai
2 mẹ con Mina Phạm cùng mê tít phô mai nơi đây. Bởi Thụy Sĩ là căn bếp thơm mức mùi phô mai hạng nhất của thế giới, là quê hương của 450 loại phô mai khác nhau. Ở đất nước này, chẳng phải đi đâu xa cũng có thể mua được những tảng phô mai. Thậm chí ở Mĩ người ta còn tạo ra một loại phô mai có tên là Swiss cheese vì nó có vị giống như loại phô mai Emmental của Thụy Sĩ.
6. Thái Lan: Trang phục cần cẩn trọng
BTV Khánh Ly nói, vì là quốc gia Phật giáo lâu đời nên người Thái thường hay đánh giá diện mạo của con người. Ăn mặc gọn gàng, kín đáo khi du lịch tại đất nước này chính là thể hiện lòng kính trọng đối với họ. Cần tránh mặc đồ luộm thuộm và không gọn gàng khi đến quốc gia này, đặc biệt không nên mặc váy ngắn, áo dây, áo ba lỗ,… vào những khu vực tôn giáo bởi tính chất nhạy cảm ở các địa điểm này.
7. Singapore: 5 ngôn ngữ trong 1 câu nói
Nơi đây chính là điểm dừng chân không chỉ 1 lần của gia đình cô. "Không lạ gì khi bắt lgặp một người bản địa nói một câu có tới 5 ngôn ngữ. Việc nói nhiều ngôn ngữ trong một câu nói không chỉ dừng lại ở con số 5, thậm chí còn nhiều hơn thế. Thông thường họ có thể sử dụng thành thạo 3 ngôn ngữ là tiếng Anh, tiếng Trung phổ thông và tiếng Malay, trong giao tiếp họ có thể chèn thêm tiếng Tami (Ấn Độ) hoặc các ngôn ngữ vùng miền khác tại Trung Quốc như tiếng Quảng Đông, Phúc Kiến. Vì vậy, khi đến đây nếu bạn biết tiếng Trung nữa thì sẽ là một điều rất lợi thế", Khánh Ly chia sẻ.
8. Trung Quốc: Nền ẩm thực khác biệt
“Bạn đã ăn chưa” là câu chào phổ biến của người Trung Quốc. Văn hóa ẩm thực Trung Quốc khá khác biệt so với các quốc gia khác bởi có nền văn hóa ẩm thực phong phú. "Văn hóa ẩm thực Trung Quốc khác nhau ở một số vùng với phong cách nấu ăn riêng biệt, nguyên liệu được sử dụng dựa trên các sản phẩm tự nhiên và nông nghiệp. Mì, gạo và bánh bao là thực phẩm chủ yếu ở Trung Quốc. Gia vị thường dùng như nước tương, giấm và tương ớt và dùng đũa để lấy thức ăn chứ không phải dao và nĩa" - Khánh Ly nói.
Linh An