Theo Health, màu đông lạnh đang đến gần, nếu những bộ quần áo thời trang, đôi bốt hợp mốt, găng tay màu sắc giữ cơ thể ấm từ bên ngoài, thì dinh dưỡng "mặc ấm" cơ thể từ bên trong.
1. Mái tóc bóng khỏe
Protein làm tóc bóng khỏe, không bị gãy ngọn. Hãy ăn 14gr thịt băm viên trộn bơ ít béo 2 lần/tuần. Chỉ một cốc hạt bí sẽ thay thế được cho lượng ngũ cốc mà bạn cần, thành phần kẽm có trong hạt bí sẽ giúp làm giảm khô xơ.
2. Thực phẩm cho não
Cá hồi chứa nguồn omega-3 dồi dào, DHA và EPA giúp "chọc thủng" chứng viêm sưng và thông đường dẫn truyền dây thần kinh trong não. Rắc chút muối, hạt tiêu, chanh tươi lên miếng cá phi lê và cho vào lò nướng đến khi cá chuyển sang màu nâu sáng. Còn nếu đun thì thịt cá bên trong ngả sang màu hồng nhạt là được (từ 6 – 8 phút).
Hãy ăn cải xoăn xào tái để 100 triệu nơ ron thần kinh được cung cấp dinh dưỡng. Nếu ăn 2 bữa rau cải xoăn mỗi ngày sẽ làm chậm quá trình bị đãng trí tới 40.
3. Mũi sụt sịt
Hạt hướng dương – giải pháp hữu hiệu cung cấp vitamin E để củng cố hệ miễn dịch, ngăn chặn sự viêm nhiễm. Mỗi ngày bạn cần 49% vitamin E trong tổng số dinh dưỡng cần bổ sung vào cơ thể.
4. Đôi mắt long lanh
Lòng đỏ trứng chứa nguồn dinh dưỡng tuyệt vời: lutein, zeaxanthin, carotenoids chống ôxy hóa gấp 2 lần, ngăn chặn đục thủy tinh thể. 1 quả/ngày là đủ dinh dưỡng cần thiết cho đôi mắt.
Trong hoa cải vàng chứa một lượng beta-caroten nhiều gấp 25 lần so với các thực phẩm khác nên khi chế biến ngồng cải, không nên bỏ hoa.
5. Móng tay móng chân hay bị gãy, xù xì
Nguyên nhân là do cơ thể thiếu sắt. Hãy bổ sung thịt bò nướng mỗi tuần 1-2 lần để bù đắp hàm lượng sắt, đặc biệt là ở phụ nữ.
6. Xóa vết nứt nẻ trên môi
Hãy nhấm nháp vài quả hạnh nhân mỗi ngày. Các tế bào chết ở môi sẽ thay thế bằng làn da mềm mại hơn. Có thể ăn hạnh nhân rang hoặc bổ sung thêm vào món salads, bột yến mạch.
7. "Bảo vệ" bộ ngực
Hãy ăn hoa lơ xanh khi mới hình thành búp, chứa nhiều sulforaphane, gấp 20 lần so với thực phẩm khác – enzym chống lại sự hình thành tế bào ung thư vú. Hoa lơ xanh có thể dùng trộn salad hoặc xào cùng thịt bò. Nên bổ sung 73mg hợp chất sulforaphane/ngày.
8. Món ăn gì tốt cho tim
Măng tây chứa vitamin B folate làm giảm homocysteine – loại amino axit thúc đẩy chứng viêm sưng. Mỗi ngày nên bổ sung 20% vitamin B folate với 8 khúc măng tây xào giòn, làm tăng hàm lượng kali để có một trái tim khỏe.
Nho tím chứa hàm lượng phenolic cao, hợp chất chống oxy hóa làm chậm tác nhân gốc tự do nguy hại cho tim. Nước ép nho tím pha thêm nước khoáng, tỷ lệ 50/50 sẽ bổ sung muối khoáng và các chất chống oxy hóa hiệu quả cho tim.
9. Hỗ trợ ruột "làm việc" hiệu quả
Mận khô nhiều chất xơ giúp chức năng của các bộ phận thuộc đường tiêu hóa làm việc hiệu quả suốt đời, tránh được chứng co rút dạ dày. Thái nhỏ mận khô trộn với hạnh nhân, hạt bí, nho khô thành món ăn vặt nhiều dinh dưỡng.
Đậu phụ làm từ đậu nành, bổ sung các vi khuẩn có lợi cho ruột và tiêu diệt vi khuẩn có hại gây loét dạ dày, giúp tiêu hóa, giảm chướng bụng đầy hơi.
10. Chống viêm sưng cơ và khớp xương
Amino axit trong pho mát trắng giúp cơ chắc khỏe. Khi làm món trứng sốt hoặc món hoa lơ xanh non xào nêm chút pho mát trắng sẽ làm tăng hương vị cho bữa ăn và giúp tiêu hóa bữa sáng an toàn.
Dầu ô liu nguyên chất chứa oleocanthal – chất chống viêm sưng. Mỗi khi trộn rau quả làm salad hoặc làm mềm món rau đừng quên thêm một chút dầu ô liu vào món ăn.
Bách Nguyên ( Theo Suckhoegiadinh )