Nguyên nhân chính gây ra tình trạng táo bón và các bệnh về thể chế khác là do cơ thể không được hấp thu đủ chất xơ thô và các nguyên tố vitamin. Mà những chất này lại có chứa rất nhiều trong trái cây nên việc ăn một lượng trái cây nhất định mỗi ngày là rất quan trọng để có tể giúp cân bằng dinh dưỡng của cơ thể. Tuy nhiên, đối với những người bình thường khỏe mạnh thì việc ăn trái cây có thể thoải mái nhưng nếu bạn có các vấn đề về dạ dày thì nên biết cách ăn trái cây có chọn lọc để không khiến cho bệnh ngày càng nặng hơn. Dưới đây là những loại trái cây mà những người bệnh dạ dày nên hạn chế ăn để giúp tình trạng bệnh có thể nhanh chóng cải thiện.
1. Mận
Trong mận có chứa một lượng lớn chất tannin và phytoacids. Nếu tiêu thụ một lượng lớn các chất này vào cơ thể có thể gây nên kích thích quá mức cho răng và dạ dày. Từ đó, dẫn tới tình trạng bị đau răng, đồng thời khiến cho tiết axit dạ dày quá mức gây nên những khó chịu cho đường tiêu hóa và nhiều triệu chứng khác. Một trong những cơ quan quan trọng trong hệ tiêu hóa của con người đó chính là dạ dày và thời điểm tỷ lệ người bị mắc các bệnh về dạ dày tăng cao đó là vào mùa đông. Vì vậy, nếu muốn yên tâm ăn trái cây, bạn có thể lựa chọn ăn trái cây hâm nóng. Chẳng hạn như: táo luộc, lê hầm, cam nướng đều là những lựa chọn phù hợp để không gây nên những khó chịu cho dạ
2. Táo tàu tươi
Trong quá trình ăn quả táo tàu tươi, hầu hết mọi người thường cảm thấy vỏ loại quả này không dễ nghiền và nuốt bằng răng. Táo tàu tươi có lớp cỏ cứng này có thể gây nên tình trạng kích ứng niêm mạc dạ dày. Từ đó, khiến cho tình trạng viêm dạ dày hay loét dạ dày ngày một nặng thêm. Không những vậy, vỏ táo tàu tươi không dễ tiêu hóa nên việc ăn quá nhiều có thể khiến bạn cảm thấy chướng bụng và khó chịu.
3. Kiwi
Quả kiwi là một trong những loại trái cây có chứa rất nhiều vitamin C và pectin, nếu biết cách sử dụng hợp lý có thể giúp cải thiện bệnh dạ dày. Những nếu sử dụng quá nhiều cũng sẽ có thể dẫn đến kích thích tiết axit dạ dày, làm nặng thêm tình trạng khó chịu ở dạ dày và gây ra các triệu chứng như trào ngược axit và ợ nóng. Nhất là đối với những người bị viêm dạ dày thì tốt nhất không nên ăn kiwi khi bụng đang đói và chú ý không nên ăn quá nhiều cùng một lúc để kiểm soát lượng thức ăn nhằm tránh gây tổn thương cho dạ dày.
4. Táo gai
Táo gai là một loại quả có vị chua ngọt, người khỏe mạnh có thể ăn điều độ đem lại tác dụng bổ tỳ, khai vị và kích thích thèm ăn. Tuy nhiên, chất chua có trong loại quả này lại không mấy "thân thiện" với người bệnh dạ dày. Bởi chất này sẽ có thể kích thích tiết axit dịch vị, làm tổn thương niêm mạc dạ dày, làm nặng thêm các triệu chứng khó chịu ở dạ dày. Do đó, bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản và viêm loét dạ dày tá tràng không nên ăn táo gai.
Một số lưu ý về chế độ ăn uống dành cho những bệnh nhân bệnh dạ dày:
Để cho quá trình hồi phục của đường tiêu hóa diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả nhanh chóng thì trong quá trình ăn uống bạn cũng nên ghi nhớ thêm một vài lưu ý cần thiết dưới đây:
- Thức ăn hàng ngày nên được thái nhỏ, nấu mềm để quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn.
- Khi ăn chú ý ăn chậm, nhai kỹ.
- Chỉ nên ăn một lượng thức ăn vừa đủ mỗi bữa. Không nên ăn quá no vì sẽ làm cho dạ dày phải làm việc quá sức cũng như không nên để bụng quá đói, gây tăng tiết axit, làm cho các vết loét ngày càng nghiêm trọng hơn. Tốt nhất là nên chia ra ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Không nên ăn các loại thực phẩm gây kích thích mạnh dạ dày như đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ uống có gas, rượu bia, thuốc lá,…
- Không ăn quá muộn và tránh vận động mạnh ngay sau khi ăn để dạ dày có thời gian tiêu hóa và nghỉ ngơi.
- Nếu có thể hãy từ bỏ thói quen ăn cơm chan canh vì sẽ khiến cho thức ăn không được nhai kỹ, gây khó khăn cho dạ dày trong việc tiêu hóa thức.
-nNên có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, không nên thức quá khuya hoặc dậy quá sớm sẽ khiến cho dạ dày càng thêm tổn thương.
- Tâm trạng thoải mái, vui vẻ cũng sẽ giúp cho các cơn đau dạ dày giảm bớt đi một cách đáng kể.
Bách Nguyên (Theo songkhoe)