Sống khoẻ

Loại quả là ‘khắc tinh’ của sỏi thận lại giúp hạ đường huyết hiệu quả

Không chỉ dùng chế biến thành các món ăn, loại quả này còn là vị thuốc trong các bài thuốc dân gian.

Cây sung thường mọc nhiều ở các vùng quê. Chẳng những là nguyên liệu để chế biến các món ăn, quả sung còn có nhiều công dụng tốt cho cơ thể. Nghiên cứu cho thấy quả sung có chứa glucose, saccarose, quinic acid, các nguyên tố vi lượng như canxi, photpho, kali… và một số vitamin như C, B1… Nhờ vậy mà quả sung mang đến nhiều công dụng khác nhau cho sức khoẻ.

Hạ đường huyết

Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ cho biết quả sung có chất xơ cao nên có tác dụng rất hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Hàm lượng lớn kali trong quả sung giúp ổn định đường huyết trong máu bằng cách điều hoà lượng insulin thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường phải thường xuyên tiêm insulin. Nhờ vậy mà bệnh nhân tiểu đường có thể sống bình thường.

Với người có mức đường huyết thấp thì cần lưu ý nên hạn chế ăn quả sung vì sẽ phần nào làm mức đường huyết trong cơ thể hạ xuống mức thấp, gây chóng mặt, đau đầu, run rẩy,…

Điều trị sỏi thận

Axit folic trong sung có thể kết hợp với canxi trong cơ thể để tạo thành sỏi. Vì vậy, người bệnh thận được khuyến cáo không nên ăn nhiều loại quả này. Thế nhưng sung lại là một loại quả tốt cho việc điều trị sỏi thận, sỏi mật nếu dùng đúng cách.

Khoa học đã nghiên cứu các hợp chất có trong quả sung như glucose, saccarose, quinic acid, các yếu tố vi lượng (canxi, photpho, kali,…) giúp hỗ trợ điều trị sỏi thận, làm mềm và giúp mài mòn các khối sỏi. Sau đó sẽ bài tiết sỏi ra ngoài thông qua đường tiểu (nếu là sỏi thận) hoặc bài tiết xuống tá tràng theo đường mật (nếu là sỏi mật).

Quả sung còn chứa các hợp chất có tính năng khử trùng kháng khuẩn mạnh. Sỏi hình thành có thể gây ra các phản ứng viêm tại nơi bị sỏi cọ xát. Khi đó, các thành phần đặc biệt trong quả sung có tác dụng chống lại các phản ứng viêm, từ đó giúp hạn chế viêm nặng hơn. Nhưng để đảm bảo an toàn, người bị bệnh thận nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng sung để hỗ trợ điều trị bệnh.

Tốt cho xương

Quả sung có chứa hàm lượng chất chống oxy hoá và chất xơ cao. Nghiên cứu đã cho thấy quả sung rất giàu canxi, nhiều gấp 3,2 lần so với các loại trái cây khác. Cứ 28g sung lại cung cấp 5% lượng canxi cần thiết mà cơ thể cần trong ngày. Thêm nữa, hàm lượng kali và vitamin K tương đối cao trong quả sung còn giúp cơ thể chống lại sự bài tiết canxi qua nước tiểu do chế độ ăn nhiều muối gây ra điều này hỗ trợ giữ lại canxi giảm nguy cơ loãng xương.

Chống ung thư

Chất xơ dồi dào trong quả sung không chỉ giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh mà còn phòng ngừa và chống lại một số loại ung thư hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy quả sung làm ứ chế hoàn toàn sự tăng trưởng của các tế bào ung thư và hiệu quả gấp 10 lần so với các phương pháp điều trị khác.

Thêm nữa, nhựa của quả sung khi còn xanh có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư khác như: ung thư mô liên kết, ung thư vú tự phát, sarcoma hạch bạch huyết… Đồng thời giúp làm chậm quá trình di căn hiệu quả.

Tốt cho hệ tiêu hoá, giúp nhuận tràng

Theo nghiên cứu, thành phần chất xơ có trong quả sung là nguồn thức ăn cần thiết giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột. Nhờ vậy, ăn quả sung góp phần cải thiện quá trình tiêu hoá, ngăn ngừa các tình trạng như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu hay táo bón. Nhờ chất xơ trong quả sung mà thức ăn di chuyển nhanh hơn trong lòng ruột cũng như giúp làm mềm phân.

Chống oxy hoá

Nhờ thành phần là các vitamin A và C, quả sung có khả năng chống oxy hoá mạnh mẽ. Bên cạnh đó, các polyphenol có trong thịt quả cũng đóng góp vào tác động chống lại quá trình oxy hoá trong cơ thể. Về cấu trúc, polyphenol có nhiều nhóm hydroxyl và vòng benzen trong phân tử nên có khả năng chống lại các gốc tự do gây hại trong cơ thể.

Bách Nguyên (Theo songkhoe)

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram