Sống khoẻ

Loại gia vị bán đầy chợ giúp tăng tiết insulin tự nhiên

Thường xuyên ăn đồ ăn có các loại gia vị này bạn tăng tiết insulin tự nhiên, kiểm soát bệnh tiểu đường một cách hiệu quả.

Hãy thêm 3 loại gia vị này vào mâm cơm hàng ngày để kiểm soát tiểu đường hiệu quả hơn, ngoài chợ bán nhiều lại còn rẻ.

Trong vài thập kỷ gần đây, số lượng người mắc bệnh tiểu đường đang ngày một gia tăng. Vấn đề này bắt nguồn từ lối sốn hiện đại, ăn uống tùy tiện, ít vận động. Hiện nay, không chỉ người già mà người trẻ cũng mắc bệnh tiểu đường.

Nhìn chung, việc cải thiện và thay đổi lối sống chính là biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe, cũng như phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường. Ngoài việc ăn uống theo chỉ dẫn của bác sĩ, bạn cũng nên thêm 3 loại gia vị này khi nấu nướng để điều tiết đường huyết và ngăn ngừa bệnh phát triển thêm.

3 loại gia vị giúp tăng tiết insulin tự nhiên, ngăn ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả

1. Tỏi

Đây là loại gia vị phổ biến được sử dụng trong các món ăn, tuy nhỏ nhưng lại sở hữu nhiều lợi ích không tưởng. Theo các chuyên gia, tỏi có khả năng tăng tiết insulin vào máu, tăng chuyển hóa glucose trong gan nên làm giảm lượng đường trong máu nhanh chóng. Điều này giúp điều trị bệnh tiểu đường tốt hơn.

Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, tỏi còn làm giảm viêm ở những bệnh nhân tiểu đường loại 2, giảm đường huyết và cholesterol xấu LDL. Bạn nên thêm tỏi khi chế biến thực phẩm cho gia đình, vừa tăng cường hương vị vừa giúp ngừa bệnh. Nếu duy trì hàng ngày sẽ thấy hiệu quả không lâu sau đó.


Quế là loại gia vị đa năng, được sử dụng đa dạng trên các món ngọt và món mặn. Lợi ích của quế thì có nhiều, nhưng ấn tượng nhất vẫn là khả năng ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường. Cụ thể, quế có thể cải thiện và kiềm chế đường huyết không tăng cao bằng cách giảm tình trạng kháng insulin.

Bên cạnh đó, quế còn đóng vai trò điều trị bệnh tiểu đường bằng cách "bắt chước" tác dụng của insulin, khiến lượng đường trong máu luôn ổn định. Quế cũng kiểm soát đường huyết bằng cách tăng độ nhạy insulin trong cơ thể, giúp insulin hoạt động hiệu quả hơn khi vận chuyển glucose vào tế bào.

3. Gừng

Nhiều người không thích gừng vì nó cay và nóng. Tuy nhiên các chuyên gia lại khuyến khích bạn sử dụng nhiều gừng để nâng cao sức khỏe, đặc biệt là điều trị tiểu đường. Theo đó, gừng có thể làm tăng nồng độ insulin trong cơ thể bằng cách thúc đẩy tuyến tụy, giúp đường huyết luôn trong trạng thái ổn định.

Bên cạnh đó, gừng còn ngăn chặn hàng loạt biến chứng của bệnh tiểu đường, chẳng hạn như ngừa bệnh thận, bệnh võng mạc hay bệnh tim… Tuy nhiên bạn không nên dùng quá nhiều gừng liên tục, bởi sẽ gây ảnh hưởng đến thuốc điều trị tiểu đường. Mỗi ngày chỉ nên dùng vài lát gừng là an toàn nhất.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường
Ngoài việc tìm hiểu các thói quen ăn uống gây tiểu đường thì bạn cũng cần tự trang bị cho mình kiến thức về căn bệnh này, cụ thể là các dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường.

Theo đó, dựa vào các chỉ số đường huyết trong mỗi lần khám sức khỏe cũng như các dấu hiệu dưới đây, bạn có thể nhận biết mình có bị tiểu đường hay không.

Liên tục khát nước
Bạn liên tục khát nước dù đã uống nước rất nhiều cũng có thể là dấu hiệu của tiểu đường. Bởi lúc này, lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể sẽ lập tức tách phần nước trong các tế bào để bơm trực tiếp vào máu nhằm pha loãng lượng đường bị dư. Cơ chế này gây ra cảm giác khát nước liên tục cho người bệnh.

Đi tiểu thường xuyênSong song với việc uống nước nhiều thì khi bị tiểu đường, thận sẽ luôn hoạt động để loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu, gây ra tình trạng mắc tiểu liên tục. Nếu bạn đi tiểu nhiều hơn 7 lần/ngày thì có thể là dấu hiệu bị tiểu đường.

Sụt cân bất thường

Khi bị tiểu đường, quá trình chuyển hóa năng lượng từ thức ăn sẽ gặp khó khăn, vì thế, cơ thể buộc phải lấy năng lượng từ mỡ và các cơ. Việc tiêu mỡ quá nhiều đương nhiên sẽ khiến bạn bị sụt cân nhanh chóng.

Đói và mệt mỏi

Chính vì quá trình chuyển hóa năng lượng từ thức ăn bị cản trở mà cơ thể sẽ không có đủ năng lượng để duy trì các hoạt động, khiến bạn luôn trong cảm giác đói và mệt mỏi.

Thị lực suy giảm

Các vấn đề về mắt (suy giảm thị lực) có thể liên quan đến bệnh tiểu đường. Bởi khi lượng đường trong máu cao thì các mao mạch ở đáy mắt sẽ bị phá hủy, gây xuất huyết, phù nề ở hoàng điểm. Điều này khiến bạn bị giảm thị lực, mắt yếu đi, nhìn không rõ.

Bách Nguyên (Theo songkhoe)

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram