Sống khoẻ

Húng chanh vị thuốc chữa ho, giải cảm

Với vị cay, tính ấm mùi thơm, húng chanh được dùng làm gia vị trong các món ăn. Chúng còn được biết đến như một vị thuốc dân gian quý, có tác dụng tiêu đờm, sát khuẩn, giúp chữa viêm họng,...

Húng chanh là loại rau thơm rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Tuy nhiên ít ai biết rằng, loại cây này là vị thuốc nam có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là chữa ho và giải cảm. Để hiểu rõ hơn về tác dụng của húng chanh, mời bạn đọc tham khảo những thông tin sau đây.

Tìm hiểu chung về húng chanh
Húng chanh (tên khoa học: Plectranthus amboinicus, đồng nghĩa: Coleus amboinicus) còn có tên gọi khác là tần dày lá, rau thơm lùn, rau thơm lông, rau tần, dương tử tô, thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae).

Đây là cây thân thảo, sống lâu năm, cao 20 – 50 cm, có phần thân mọc gần mặt đất dạng gỗ. Lá có nhiều lông, mọng nước, gân lá nổi rõ, mép lá khía răng cưa. Hoa màu tím đỏ, mọc từng chùm ở đầu cành. Quả nhỏ, tròn, có màu nâu và chứa 1 hạt bên trong. Toàn cây có mùi thơm như chanh kèm theo vị chua.

Một số bài thuốc thường dùng từ tác dụng của húng chanh
Nhờ chứa một chất màu đỏ gọi là colein và tinh dầu chứa chất carvacrol, có mùi thơm như chanh rất dễ chịu, nên húng chanh được người dân dùng lá khi còn tươi hoặc sắc làm thuốc uống để trị ho và cảm cúm. Bên cạnh đó, tác dụng của húng chanh còn giúp giải quyết nhiều vấn đề sức khỏe khác. Sau đây là một số tác dụng chữa bệnh và bài thuốc từ húng chanh mà bạn cần biết.


Bài 1: Bạn dùng 30g lá húng chanh, rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội, sau đó cho vào miệng nhai cùng vài hạt muối, cuối cùng là nuốt dần.
Bài 2: Bạn dùng 20g lá húng chanh tươi, rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước uống 2 lần/ngày.
Bài 3: Bạn dùng lá húng chanh tươi và đường phèn mỗi vị 20g. Tiếp theo, bạn đem húng chanh rửa sạch, thái nhỏ, cho hai thứ vào bát, chưng cách thủy, chắt lấy nước uống dần. Phần bã lá dùng để ngậm uống từ từ. Mỗi ngày làm 1 lần và dùng từ 3 – 5 ngày, bệnh sẽ thuyên giảm.
Bài 4: (Dành cho trẻ nhỏ) Bạn lấy vài lá húng chanh rửa sạch, giã nhỏ với một ít đường phèn, sau đó đem hấp vào nồi cơm, cho trẻ uống 2 – 3 lần/ngày.
Chữa cảm phong hàn
Cảm phong hàn là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi bao gồm cả người lớn và trẻ nhỏ. Bệnh này thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi, cơ thể chưa kịp thích nghi, từ đó tạo cơ hội cho vi khuẩn bên ngoài môi trường thừa cơ xâm nhập cơ thể, gây bệnh. Dấu hiệu nhận biết bệnh khi gặp các triệu chứng như ho, đau đầu, sốt nhẹ, không ra mồ hôi, người đau ê ẩm, miệng đắng. Nếu gặp phải các biểu hiện trên, bài thuốc từ húng chanh có thể ngăn ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.

Bài 1: Bạn dùng 15g lá húng chanh, 5g bạc hà, 8g tía tô và 3 lát gừng tươi thái mỏng. Tất cả nguyên liệu bạn đem sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Bài 2: Bạn dùng 50g lá húng chanh tươi, rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát, đổ rượu trắng lượng vừa xâm xấp, trộn đều, đậy kín. Tiếp theo, bạn đun sôi một nồi nước rồi cho bát húng chanh ngâm rượu vào đun cho sôi lại. Sau đó, bạn dùng nước này xông hơi từ 5 – 10 phút. Khi xông xong, bạn lau khô mồ hôi và nằm nghỉ ngơi ở nơi kín gió. Chú ý, phương pháp này không áp dụng cho trẻ nhỏ.
Chữa cảm sốt, không ra mồ hôi
Ngoài ra, tác dụng của húng chanh còn kể đến với công hiệu chữa cảm sốt, không ra mồ hôi rất hiệu quả. Bạn có thể sử dụng 20g lá húng chanh, 15g lá tía tô, 5g gừng tươi thái mỏng và 15g cam thảo đất. Tất cả nguyên liệu bạn đem sắc làm thuốc uống khi còn ấm để cho ra mồ hôi, từ đó bệnh tình sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Những lưu ý khi sử dụng húng chanh
Húng chanh vừa là gia vị trong các món ăn vừa là dược liệu quý có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, tuy nhiên sử dụng không đúng cách sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, bạn cần phải lưu ý một số điều sau đây:
Lá và thân của cây húng chanh có nhiều lông nên dễ gây kích ứng đối với những người có làn da nhạy cảm.
Chưa có nghiên cứu chỉ ra rằng, lá húng chanh có tác dụng đối với phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ đang cho con bú. Vì vậy, không nên sử dụng húng chanh để trị bệnh khi không được sự cho phép của bác sĩ.
Các bài thuốc trị bệnh từ húng chanh chỉ hữu hiệu với các triệu chứng bệnh nhẹ. Đối với các trường hợp bệnh nặng thì không nên lạm dụng các bài thuốc mà hãy đến bác sĩ để thăm khám.
Hiệu quả của húng chanh sẽ phụ thuộc vào cơ địa từng người mà có tác dụng nhanh hoặc chậm khác nhau. Để đảm bảo an toàn thì người dùng cần hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc lương y có chuyên môn trước khi sử dụng.
Bách nguyên (TH)

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram