Sống khoẻ

Hậu quả từ lạm dụng kháng sinh cho trẻ

Kháng sinh là con dao hai lưỡi, nếu được sử dụng đúng cách sẽ giúp trẻ mau khỏi bệnh, nếu sử dụng sai cách hoặc bị lạm dụng có thể gây những tác hại khôn lường. Sau đây là những tác hại của kháng sinh cho trẻ do chuyên gia tổng hợp, mẹ nào cũng phải biết!

Rối loạn tiêu hóa

Các loại kháng sinh khi sử dụng theo đường uống vào trong cơ thể ngoài tác dụng tiêu diệt vi khuẩn có hại, chúng tiêu diệt luôn các vi khuẩn có lợi trong đường ruột gây ra tình trạng tiêu chảy từ nhẹ tới rất nặng. Diễn biến tiếp theo của giai đoạn tiêu chảy có thể là táo bón sau khi dùng kháng sinh.

Các loại kháng sinh gây Rối loạn tiêu hóa: tất cả các loại kháng sinh dùng đường uống.

Khắc phục: sử dụng men vi sinh, chất xơ tự nhiên kết hợp cùng các kháng sinh điều trị và sau khi điều trị.


Khi trẻ bị nhiễm khuẩn, cơ thể trẻ sẽ được kích thích để sản sinh ra các cơ chế chống lại tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm… Nếu trẻ mới chớm bị bệnh, phụ huynh đã cho trẻ dùng kháng sinh, lâu dài hệ miễn dịch không được kích hoạt, trẻ sẽ phụ thuộc vào kháng sinh và hệ miễn dịch ngày càng suy giảm.

Một lý do khác khiến hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu khi phụ huynh cho con dùng kháng sinh quá bừa bãi là kháng sinh tiêu diệt "hệ sinh thái" vi khuẩn trong đường ruột của trẻ, mà "hệ sinh thái" này là động cơ kích thích miễn dịch cho cơ thể do tác động vào nhung mao niêm mạc đường ruột để cơ thể sinh ra nhiều kháng thể tự nhiên không đặc hiệu lưu hành trong máu. Nếu hệ vi khuẩn đường ruột bị tổn thương thì miễn dịch của cơ thể cũng vì thế mà suy giảm nhanh chóng.

Khắc phục: sử dụng kháng sinh đúng và đủ liệu trình, nên bổ sung lợi khuẩn đường ruột dạng bào tử, bổ xung chất xơ không hòa tan và chất xơ hòa tan trong quá trình dùng kháng sinh và sau liệu trình kháng sinh để hồi phục hệ vi sinh trong đường ruột trẻ.

Gây độc với thính giác, giảm khả năng nghe, gây độc với thận

Các loại kháng sinh thường được hấp thu và thải trừ qua thận, nếu quá trình thải trừ qua thận là chủ yếu thì có thể gây tình trạng quá tải làm việc cho thận (cơ quan lọc máu quan trọng của cơ thể), tích lũy ở vỏ thận và gây bệnh thận cấp. Nếu sử dụng quá thường xuyên cho trẻ, có thể khiến trẻ sau này dễ bị mắc các bệnh về thận, suy thận… ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường, quá trình phát dục của trẻ.

Một số loại kháng sinh khác khi sử dụng khiến cho tiền đình bị nhiễm độc trước ốc tai, chóng mặt, mất điều hòa, rung giật nhãn cầu. Tác hại này có thể có ngay sau khi dùng kháng sinh hoặc sau đó một vài tuần, vài tháng. Biểu hiện ban đầu có thể là ù tai rồi mất thính lực, tổn thương không hồi phục, không thể điều trị được.

Khắc phục: tuyệt đối không cho trẻ sử dụng các loại kháng sinh gây độc trên thính giác nếu không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của thầy thuốc khi dùng kháng sinh cho trẻ, uống nhiều nước.


Một số loại kháng sinh gắn vào xương và răng trẻ em sau khi được hấp thu vào cơ thể gây chậm phát triển xương, hỏng răng, vàng răng. Các loại kháng sinh khác thì gây tổn thương nặng nề mô sụn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chiều cao, sự phát triển bình thường xương khớp trẻ em.

Trước đây các loại kháng sinh chống chỉ định tuyệt đối cho trẻ trong độ tuổi phát triển (dưới 12 tuổi) và chống chỉ định tương đối cho trẻ dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, một số  người vẫn cho trẻ sử dụng vì chúng là những loại kháng sinh "mạnh" tác dụng điều trị nhanh chóng hơn các loại khác, dẫn tới nhiều hậu quả lâu dài, không thể hồi phục cho trẻ.

Khắc phục: không sử dụng kháng sinh bừa bãi cho trẻ khi vẫn còn những lựa chọn điều trị khác.

Đột phá của châu Âu giúp giảm lệ thuộc kháng sinh cho trẻ

Cách tốt nhất để tránh tác hại của kháng sinh là sử dụng các biện pháp nâng cao miễn dịch cho cơ thể, giúp cơ thể tránh được các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng hô hấp, cũng như có khả năng tự vượt qua tình trạng nhiễm trùng nếu bị mắc.

Các biện pháp tiêm vắc xin giúp tăng miễn dịch đặc hiệu để chống lại một số bệnh nhất định như ho gà, bạch hầu, sởi, rubella, cúm… Tuy nhiên, khi mắc các bệnh lý đường hô hấp thông thường thì lại hoàn toàn không có tác dụng.

Theo PGS.TS.BS. Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai, một số biện pháp tăng cường miễn dịch không đặc hiệu như sử dụng hỗn hợp ly giải vi khuẩn hô hấp theo đường miệng có hiệu quả đặc biệt cao với những trẻ có hệ miễn dịch kém, thường xuyên mắc các bệnh đường hô hấp để giúp trẻ phòng ngừa nhiễm trùng hô hấp, giảm tái phát bệnh và giúp mau hồi phục khi bị bệnh. Tuy nhiên, cũng theo bác sĩ Dũng, để có thể bảo vệ tốt nhất cho trẻ, phụ huynh cần phải cho trẻ sử dụng thành nhiều đợt mỗi năm.

Tóm lại, kháng sinh cho trẻ có những tác hại, độc tính riêng biệt, nếu không biết cách sử dụng thì sẽ gây hại nhiều hơn cho trẻ. Nếu lạm dụng kháng sinh còn có nguy cơ gây đề kháng kháng sinh, phụ thuộc kháng sinh. Vì vậy, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý trước khi quyết định dùng kháng sinh cho trẻ, theo dõi các dấu hiệu bất thường để báo cáo kịp thời cho thầy thuốc.

Bách Nguyên (Theo Suckhoedoisong)

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram