Giải trí

G'LAMS 2024: Đêm nhạc kịch ấn tượng ‘Mưa bóng mây’

G'LAMS đã đem tới một màn trình diễn mãn nhãn mang tên “Mưa Bóng Mây", thoả mãn cả thị giác lẫn thính giác của hàng nghìn khán giả yêu thích nhạc kịch có mặt tại Cung Văn hoá Hữu nghị Việt - Xô.

G'LAMS là dự án nghệ thuật thường niên được tổ chức bởi các bạn học sinh, sinh viên trên địa bàn Thành phố Hà Nội cùng lực lượng chính là Thôn Nghệ thuật trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam. 

Trên chặng đường 9 năm vừa qua, G'LAMS đã ghi được ấn tượng mạnh mẽ với khán giả với những màn trình diễn đậm chất Broadway, đưa người xem đắm chìm trong không gian nghệ thuật đa chiều, sống động. 

Nối tiếp sự thành công rực rỡ từ các mùa trước, lần lượt với các vở nhạc kịch như: “Emily", “Hoạ", “Anh là ai?”, “Nhật Thực", “Yên Sứ", “Nhiễu Trắng", “Ngày đổ bóng trăng", “Đèn trời rỗng" và “Người tìm nơi sóng lặng", G'LAMS 2024 chính thức quay trở lại với vở nhạc kịch mang tên “Mưa Bóng Mây" với cảm hứng xuất phát từ vẻ đẹp của loài hoa anh đào, quốc hoa không chỉ tượng trưng cho tuổi xuân mà còn đại diện cho tinh thần sống như những “chiến binh”: kiên cường, trân trọng từng phút giây của biết bao người dân Nhật Bản. 

Buổi nhạc kịch “Mưa Bóng Mây" được đầu tư công phu, thoả mãn thị giác của khán giả

Lấy bối cảnh tại đất nước Nhật bản cận kề kì thi đại học quan trọng, “Mưa Bóng Mây" đã sử dụng đan xen nhiều chi tiết văn hoá dân gian và hiện đại của đất nước Nhật Bản để kể về câu chuyện xoay quanh cô bé Sakura - cô bé 17 tuổi mồ côi mẹ, với 6 nhân vật chính khác bao gồm Daichi, thầy giáo Mori, Mamoru, Haru, Thủ lĩnh hồ ly cũng như Hôn phu Thủ lĩnh. Trong một lần đi vào rừng, cô bé Sakura đã vô tình nhìn thấy đám cưới hồ ly và buộc phải nộp mạng để bảo toàn danh tính cho loài vật ngỡ chỉ có trong truyền thuyết này. Vở nhạc kịch đã ghi lại hành trình 2 tháng cuối cùng được sống của Sakura, với mong ước có thể thi đỗ trường đại học Tokyo để báo hiếu cho bố và làm tròn đạo con.

Mỗi nhân vật trong vở kịch là một màu sắc không trùng lặp nhưng giữa họ lại có một điểm chung, đó là đều mang trong mình một nỗi khổ tâm riêng. Vở kịch là một chuỗi những giằng xé nội tâm day dứt của tình yêu, tình bạn và tình cảm gia đình thiêng liêng. 

Hoàng Tùng - học sinh trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam và Vũ Đan Hồng Khánh - học sinh trường THPT Yên Hòa trong vai Mamoru và Sakura

 

Qua đó, “Mưa bóng mây" đã đưa người xem theo chân Sakura trên hành trình tìm lại bản thân trong những giây phút ngắn ngủi còn lại của cuộc đời. Hành trình này không chỉ giúp khán giả trải qua vô vàn những bất ngờ mà còn khiến họ ý thức được sâu sắc về vẻ đẹp nhân duyên trong cuộc sống, dẫu ngắn ngủi và vô thường. Vở nhạc kịch đã truyền tải thông điệp mạnh mẽ về ý nghĩa sinh mệnh, trân quý từng phút giây như thể ta chỉ còn ngày mai để sống. 

Khán giả đắm chìm trong cái kết lắng đọng của vở nhạc kịch

Sự thành công của vở kịch đến từ nét giao thoa của nhiều yếu tố như biểu cảm, ngôn ngữ âm nhạc, tiết mục nhảy kết hợp âm thanh đặc sắc cùng với công nghệ trình chiếu ánh sáng - 3D mapping. Tất cả đã tạo nên một sân khấu chỉn chu, bắt mắt, đọng lại nhiều dư âm trong lòng khán giả và làm nên dấu ấn đặc trưng của G’LAMS.

"G’LAMS 2024: Mưa bóng mây" - khi dân gian giao thoa với hiện đại

Vừa qua, G'LAMS đã tổ chức thành công buổi nhạc kịch mang tên "Mưa Bóng Mây", thu hút hơn 1000 khán giả tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt – Xô.

Năm nay, G’LAMS - dự án nhạc kịch thường niên với lịch lượng chính tới từ Thôn Nghệ thuật Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, đã kết hợp để tạo ra những sân khấu nghệ thuật hàng năm với G’LAMS 2024 mang tên: “Mưa bóng mây”.

Trải qua 9 năm tổ chức, ​G’LAMS đã có cơ hội đứng trên các sân khấu tầm cỡ như Nhà Hát Lớn, Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt – Xô, Nhà hát Tuổi Trẻ cùng sự ủng hộ của 1000 khán giả mỗi năm. Với đơn vị tổ chức gồm hơn 100 học sinh cấp 3 có chung niềm đam mê nghệ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội, ​G’LAMS không chỉ là vẻ đẹp mê hoặc của nhiệt huyết tuổi trẻ dưới ánh đèn sân khấu, mà còn là món ăn tinh thần không thể bỏ lỡ mỗi mùa hè dành cho những người yêu nghệ thuật.

G’LAMS 2024: Mưa Bóng Mây đưa khán giả vào thế giới chứa đựng sự kết hợp giữa văn hóa dân gian và hiện đại của Nhật Bản đầy ấn tượng. Mang âm hưởng từ dàn nhạc cổ điển, hành trình đưa cô bé Sakura tìm lại bản thân được xây dựng trong Mưa bóng mây đã góp phần tạo nên một màn kịch đầy hấp dẫn thông qua biểu cảm, ngôn ngữ âm nhạc của các diễn viên cũng như những tiết mục nhảy kết hợp âm thanh đặc sắc. Hành trình của Sakura đan xen cùng những chi tiết văn hóa dân gian và hiện đại của đất nước Nhật Bản sẽ mang đến cho quý khán giả sự cảm nhận và tự ý thức về vẻ đẹp của nhân duyên và cuộc sống, dẫu có ngắn ngủi và vô thường.

Vở nhạc kịch xoay quanh nhân vật chủ chốt là Sakura . Đồng thời Haru, Thủ Lĩnh, Hôn Phu, Mamoru, Mori và Daichi cũng là các mảnh ghép đặc sắc trong vở kịch. Những phân cảnh được chuẩn bị kỹ càng, tỉ mỉ với cách sắp xếp hợp lý đã khiến người xem vô cùng thích thú.

Hai nhân vật Sakura (Vũ Đan Hồng Khánh) cùng Haru (Trần Khánh Linh) tái hiện khung cảnh gần gũi với các bạn học sinh trong lớp học

Bạn Hoàng Tùng trong vai Mamoru khi trò chuyện cùng Sakura

 

Bên cạnh những phân cảnh quen thuộc của đời sống hằng ngày, các nhân vật trong dân gian Nhật Bản như Thần Rừng hay những hồ ly tinh cũng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem. 

Bạn Bùi Nam Khánh trong vai Thần Rừng Mori

Bạn Ngô Gia Kiệt trong vai Daichi

Bạn Phan Trang Linh trong vai Thủ lĩnh hồ ly

Bạn Nguyễn Sơn Tùng trong vai Hôn phu Thủ lĩnh

 

Không chỉ kịch bản xuất sắc và lối diễn tự nhiên của các nhân vật, âm nhạc cùng những bước nhảy uyển chuyển của các vũ công cũng chính là điểm nhấn của buổi diễn. 

Các khán giả thích thú với các vũ công của phân cảnh “Đám cưới hồ ly”

 

Ngoài ra, việc sử dụng màn gauze xuyên suốt buổi diễn chính là điểm mới trong chương trình nhạc kịch năm nay. Điều này đã khiến các khán giả bị choáng ngợp trước sự đầu tư của nhạc kịch Mưa Bóng Mây và không thể rời mắt khỏi sân khấu.

Khung cảnh bắt mắt khi diễn viên tương tác với màn gauze

Trên hết, Mưa Bóng Mây không chỉ là sự kết hợp văn hóa truyền thống và lối sống hiện đại của đất nước Nhật Bản, mà còn là sự tinh tế trong việc lồng ghép các yếu tố như tình thương gia đình, tình cảm thầy trò hay tình yêu đôi lứa. 

Chính sự chỉn chu trong khâu chuẩn bị và sự tài năng của các bạn học sinh, sinh viên đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người xem khi buổi diễn kết thúc. Một lần nữa, G’LAMS 2024: Mưa Bóng Mây đã thành công khi ghi dấu ấn khó phai với thể loại nhạc kịch broadway.

“Mưa bóng mây” - sự giao thoa độc đáo giữa văn hóa dân gian và hiện đại của đất nước Mặt Trời mọc

Năm nay, G’LAMS - dự án nhạc kịch thường niên với lực lượng chính tới từ Thôn Nghệ thuật Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam đã kết hợp để tạo ra những sân khấu nghệ thuật hàng năm với G’LAMS 2024 mang tên: “Mưa bóng mây”.

Trải qua 9 năm tổ chức, ​G’LAMS đã có cơ hội đứng trên các sân khấu tầm cỡ như Nhà Hát Lớn, Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt – Xô, Nhà hát Tuổi Trẻ cùng sự ủng hộ của 1000 khán giả mỗi năm. Với đơn vị tổ chức gồm hơn 100 học sinh cấp 3 có chung niềm đam mê nghệ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội, ​G’LAMS không chỉ là vẻ đẹp mê hoặc của nhiệt huyết tuổi trẻ dưới ánh đèn sân khấu, mà còn là món ăn tinh thần không thể bỏ lỡ mỗi mùa hè dành cho những người yêu nghệ thuật.

G’LAMS 2024: Mưa bóng mây đưa khán giả vào thế giới chứa đựng sự kết hợp giữa văn hóa dân gian và hiện đại của Nhật Bản đầy ấn tượng. Mang âm hưởng từ dàn nhạc cổ điển, hành trình đưa cô bé Sakura tìm lại bản thân được xây dựng trong Mưa bóng mây đã góp phần tạo nên một màn kịch đầy hấp dẫn thông qua biểu cảm, ngôn ngữ âm nhạc của các diễn viên cũng như những tiết mục nhảy kết hợp âm thanh đặc sắc. Hành trình của Sakura đan xen cùng những chi tiết văn hóa dân gian và hiện đại của đất nước Nhật Bản sẽ mang đến cho quý khán giả sự cảm nhận và tự ý thức về vẻ đẹp của nhân duyên và cuộc sống, dẫu có ngắn ngủi và vô thường.

Các phân cảnh khiến khán giả như đang được du hành đến đất nước Nhật Bản

Vở nhạc kịch xoay quanh nhân vật chủ chốt là Sakura. Đồng thời Haru, Thủ Lĩnh, Mamoru, Hôn Phu, Mori và Daichi cũng là các mảnh ghép đặc sắc trong vở kịch. Những phân cảnh được chuẩn bị kỹ càng, tỉ mỉ với cách sắp xếp hợp lý đã khiến người xem vô cùng thích thú.

Phân cảnh tại đền Thần Rừng Mori với sự tương tác tự nhiên của diễn viên Bùi Nam Khánh trong vai thần rừng Mori và diễn viên Vũ Đan Hồng Khánh trong vai Sakura

Ngoài ra, vở nhạc kịch còn gửi đến khán giả những nỗi niềm của cô hồ ly 9 đuôi khi phải gánh vác chức vị Thủ lĩnh. Hay chàng hồ ly Mamoru, vì đem lòng yêu Sakura từ hàng ngàn năm trước mà sẵn sàng hi sinh.

Bạn Phan Trang Linh xuất sắc với vai diễn Thủ lĩnh hồ ly

Bạn Vũ Đan Hồng Khánh để lại nhiều ấn tượng trong vai diễn Sakura cùng bạn Nguyễn Sơn Tùng trong vai Hôn phu của Thủ lĩnh Hồ Ly

Trên hết, Mưa Bóng Mây không chỉ là sự kết hợp văn hóa truyền thống và lối sống hiện đại của đất nước Nhật Bản, mà còn là sự tinh tế trong việc lồng ghép các yếu tố như tình thương gia đình, tình cảm thầy trò hay tình yêu đôi lứa. 

Sự xuất thần trong diễn xuất của diễn viên Ngô Gia Kiệt trong vai Daichi, bố của Sakura

Sự bắt mắt trong các khâu ánh sáng, hình ảnh đến lối diễn tự nhiên cùng kịch bản xuất sắc, và âm nhạc, vũ đạo chỉn chu đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người xem khi buổi diễn kết thúc. Và cuối cùng, chính sự tài năng của các bạn học sinh, sinh viên đã tạo nên thành công lên cho "G’LAMS 2024: Mưa bóng mây".

Linh An

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram