Sống khoẻ

F0 dùng món này bồi bổ, ngừa di chứng phòng suy gan, thận

Việc bồi bổ F0, ngừa di chứng là tốt, rất nên làm. Tuy nhiên, bồi bổ sao cho đúng thì không phải ai cũng biết.

Thời điểm F0 đang ngày càng tăng, những mặt hàng bổ dưỡng, tẩm bổ cho F0 đang được nhiều người săn lùng. Dĩ nhiên, việc tẩm bổ là quan trọng và cần thiết, nhưng cũng cần ăn sao cho đúng mới mang lại kết quả tốt.

4 "món" bồi bổ F0, tẩm bổ hậu Covid-19 ăn nhiều dễ gây phản tác dụng

Súp tăng lực

Được làm từ những thành phần bổ béo, súp tăng lực có bào ngư, sò điệp, tôm, thanh cua, đông trùng hạ thảo, vài quả táo đỏ… Tất cả được chế biến trong một thứ nước sánh dạng súp, có mùi thơm của thảo dược, vị ngọt ngọt khá dễ ăn.

Ai cũng biết, những nguyên liệu như bào ngư, sò điệp, đông trùng hạ thảo… đều là những vị thuốc trong Đông y. Người dân thường sử dụng để tẩm bổ rất tốt. Thế nên không có gì khó hiểu khi trở thành F0 hay hậu Covid-19, người ta muốn ăn nhiều món ăn này với hi vọng khỏe lên, tăng đề kháng mạnh mẽ chỉ sau vài ngày.

Tuy nhiên, cựu đại tá, lương y Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cảnh báo, dùng quá nhiều món súp tăng lực này thực sự có thể gây phản tác dụng. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì, kéo theo bệnh tim mạch… rất đáng tiếc.

Chuyên gia khuyên, dù là bồi bổ F0 hay tẩm bổ hậu Covid-19, người dân cũng chỉ nên ăn 3 ngày nghỉ 2 ngày, sau 4-5 lần ăn súp tăng lực thì nên nghỉ 10-16 ngày. Sau đó muốn ăn tiếp thì duy trì tần suất 1-2 lần mỗi tuần. Tuyệt đối không lạm dụng súp tăng lực bồi bổ sức khỏe, đặc biệt khi đây đều là những vị thuốc trong Đông y.


Với hàm lượng protein, axit sialic, 18 loại axit amin, nhiều nguyên tố vi lượng, khoáng chất, vitamin dồi dào, tổ yến hiện nay được nhiều người săn lùng để bồi bổ F0 cũng như tẩm bổ hậu Covid-19.

Nhất là đối với những người hay mắc bệnh đường hô hấp như viêm phổi, ho có đờm, cảm cúm, hen suyễn thì tổ yến chính là phương thuốc tuyệt vời. Chính vì vậy, ăn yến giúp tăng cường sức đề kháng, tốt cho người bị tổn thương phổi do COVID-19, giúp giảm ho, tiêu đờm, khó thở, phục hồi chức năng phổi, chống suy nhược cơ thể…

Tuy nhiên, ThS.BS Hoàng Khánh Toàn (Nguyên Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) lưu ý, không nên vì ăn tổ yến giúp tăng đề kháng nhanh, sức khỏe nhanh phục hồi mà ăn liên tục, ăn càng nhiều càng tốt.

Nhất là trong việc bồi bổ F0, người bệnh chỉ nên ăn vừa phải, ăn cách quãng thời gian, ví dụ mỗi tuần ăn 2 lần. Việc bồi bổ quá nhiều bằng tổ yến trong thời gian nhiễm bệnh sẽ khiến tà khí và thời khí bị giữ lại trong cơ thể lâu hơn. Vô tình, bệnh tình lại lâu khỏi hơn.

Thay vì ăn nhiều khi đang là F0, hậu Covid-19, bạn có thể bổ sung nhiều hơn để phát huy tác dụng, cơ thể phục hồi nhanh. Tuy nhiên khuyến cáo cũng không nên dùng quá nhiều.

Để phục hồi sức khỏe hậu Covid-19, mỗi tuần có thể ăn 3 lần. Mỗi lần ăn một hũ nhỏ trưng cùng táo đỏ, hạt sen… Tùy từng đối tượng cũng cần có liều lượng yến tinh hợp lý, nên tham khảo ý kiến chuyên gia trong trường hợp cụ thể.

Đông trùng hạ thảo

Theo BS đa khoa Nguyễn Xuân Quang (Học viện Quân y), không bỗng dưng đông trùng hạ thảo lại cháy hàng trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 như hiện nay. Cordycepin có trong đông trùng hạ thảo được công nhận là có khả năng gắn kết với những nguyên liệu quan trọng trong quá trình nhân lên của virus.

Thậm chí chuyên gia nhận định: "Cordycepin có khả năng kìm hãm được phần nào sự nhân lên của virus. Chưa kể, trong đông trùng hạ thảo còn chứa nhiều chất có hoạt tính sinh học cao khác như adenosin. Mặc dù vậy không phải cứ dùng càng nhiều càng tốt, cũng không phải ai cũng dùng được".

Dùng đông trùng hạ thảo cũng không khuyến cáo nên dùng khi đang ở giai đoạn đầu mắc bệnh Covid-19. Chỉ nên dùng chủ yếu ở giai đoạn phục hồi sức khỏe hậu Covid-19. Mỗi lần dùng 1-2g khô.

Đặc biệt, trẻ em dưới 5 tuổi, bệnh nhân Covid-19 đang lên cơn sốt – thường thấy ở giai đoạn đầu của bệnh, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp… không nên dùng. Nói chung, đã muốn dùng phải tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng cũng như có phù hợp với bản thân trong hiện tại không.

Thuốc bổ, vitamin, thuốc tăng cường miễn dịch

BS Nguyễn Huy Hoàng (Trung tâm oxy cao áp thuộc Trung tâm nhiệt đới Việt Nga, Bộ Quốc Phòng), trong quá trình tư vấn, hỗ trợ điều trị F0 tại nhà nhận thấy, rất nhiều F0 lạm dụng thuốc bổ, vitamin, thuốc tăng cường miễn dịch.

Không thiếu những F0 dùng 3-4 loại thuốc bổ chứa vitamin C hoặc kẽm. Họ cho rằng, bổ sung vitamin C, D, kẽm… càng nhiều càng tốt giúp nhanh khỏi bệnh hơn.

Chuyên gia nhận định, thuốc bổ, vitamin, thuốc tăng cường miễn dịch đều tốt cho sức khỏe, nhất là đối với F0 cũng như nhiều người khỏi bệnh hậu Covid-19. Tuy nhiên, việc lạm dụng dùng quá nhiều thì lại không cần thiết. Điều này thậm chí còn tăng gánh nặng cho gan, thận, nguy cơ mắc các bệnh khác có khi tăng lên. Ví dụ như dùng nhiều vitamin C có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận…

Chưa kể, tăng cường miễn dịch là một câu chuyện không phải ngày một ngày hai. Điều quan trọng là dùng đúng liều lượng và phải trong một thời gian dài mới phát huy hiệu quả tốt nhất.

Cụ thể, mỗi ngày, người bệnh chỉ cần dùng một viên vitamin tổng hợp là đủ, có thể chọn loại bất kỳ phù hợp nhu cầu của mình. Bên cạnh đó cần ăn uống đủ chất, uống đủ nước, cấp đủ điện giải, ngủ ngon…

Tóm lại, dù là bồi bổ F0 hay tẩm bổ phục hồi sức khỏe hậu Covid-19 cần nhớ 3 điều

– Tuyệt đối không lạm dụng bất cứ thứ gì dù được quảng cáo tốt đến đâu. Thứ tốt nhất cho sức khỏe là sự đầy đủ, không thừa cũng không thiếu.

– Dù là thuốc bổ dạng viên hay đồ ăn thức uống cũng nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ trong trường hợp có các vấn đề cụ thể, tránh tổn hại sức khỏe.

– Tăng cường miễn dịch hay tăng đề kháng luôn là câu chuyện dài, là sự kết hợp cả ăn uống lẫn rèn luyện thể chất nên không nóng vội, không lo lắng. Hãy chọn cách lành mạnh, an toàn nhất về lâu dài.

Bách Nguyên (Theo songkhoe)

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram