Đẹp plus

Điều cần lưu ý khi giảm cân bằng gạo lứt

Gạo lứt là loại gạo giàu vitamin, chất xơ nhưng lại không có chất đạm và chất béo nên được nhiều chị em lựa chọn để giảm cân.

Tuy nhiên, cần lưu ý một số điều khi sử dụng gạo lứt để quá trình giảm cân của bạn hiệu quả hơn và tránh được những rủi ro không mong muốn.

Gạo lứt thực chất là loại gạo không đánh bóng, hay còn gọi là gạo nguyên cám. Trong quá trình xay xát, lớp vỏ lụa được giữ lại bên ngoài nên hạt gạo lứt có màu nâu đỏ. Vì thế, gạo lứt vẫn giữ được hơn 90% chất dinh dưỡng so với gạo trắng.

Theo một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition, cho thấy gạo lứt là sự lựa chọn hàng đầu cả về lợi ích sức khỏe và cả dinh dưỡng.

Theo bác sĩ Đông y Nguyễn Văn Nội (Hội Đông y Việt Nam) thì: Gạo lứt muối mè không phải thần dược để có thể trị được bách bệnh nhưng đúng là nó cũng có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người và khá tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiêu hóc, đái tháo đường, giảm cân… Gạo lứt có thể ngăn chặn sự xuất tiết dịch dạ dày và ruột, bài tiết các chất độc trong thức ăn nên có hiệu quả cao trong điều trị rối loạn tiêu hóa, chậm tiêu, ngộ độc thực phẩm.

Bác sĩ Nguyễn Văn Nội hcho biết thêm, ăn gạo lứt muối mè phải ăn lâu, nhai kỹ sẽ giúp quá trình chữa bệnh và thẩm thấu các thành phần có trong gạo lứt muối mè được tốt hơn. Khi nhai lâu các axit trong gạo sẽ tiết ra nhiều hơn, tạo cảm giác nhanh no cần thiết cho người bệnh.

Khi dùng gạo lứt muối mè, người ăn cần chú ý, thực chất gạo lứt chỉ giàu dinh dưỡng hơn gạo tẻ một chút, độ dinh dưỡng chỉ tương đương với gạo nếp nương (loại gạo nếp được trồng ở các vùng dân tộc thiểu số) nên nếu chỉ ăn gạo lứt và muối mè, cơ thể người bệnh dễ bị thiếu đạm và các vitamin giúp chuyển hóa năng lượng. Vì vậy, tốt nhất là dù ăn cơm gạo lứt nhưng người bệnh vẫn nên dùng thêm thịt, cá nạc và nhiều rau.

Còn theo các chuyên gia, hàm lượng chất xơ khá cao trong gạo lứt có tác dụng chống táo bón, nhuận tràng, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Ăn gạo lứt giúp ngăn chặn sự xuất tiết dịch dạ dày và ruột, bài tiết các chất độc trong thức ăn nên có hiệu quả cao trong điều trị rối loạn tiêu hóa.

Gạo lứt có chứa hàm lượng vitamin B1 và chất xơ cao hơn rất nhiều so với gạo trắng thông thường. Đặc biệt, gạo lứt không chứa chất đạm và chất béo. Ngoài ra, gạo lứt còn chứa nhiều chất chống ôxy hóa, có tác dụng chuyển hóa chuyển hóa hydratcarbon và chất béo, làm giảm mỡ dự trữ, giảm béo và điều hòa trọng lượng cơ thể.


– Không ăn gạo lứt trong 1 thời gian dài: Để sử dụng gạo lứt hiệu quả chúng ta không nên ăn gạo lứt trong thời gian dài sẽ rối loạn biến dưỡng và suy yếu sức đề kháng. Vì gạo lứt tuy giàu vitamin và khoáng chất nhưng không chứa chất đạm và chất béo. Do đó, chỉ nên ăn gạo lứt 2-3 lần mỗi tuần và khi ăn nên nhai thật kỹ để tránh gây chứng khó tiêu.

– Cần đảm bảo gạo lứt sạch và không còn tồn dư chất hóa học. Vì vậy, chỉ nên ăn gạo ở nơi bán có địa chỉ uy tín, còn mới. Đồng thời, nên chọn mua gạo được bảo quản kỹ, không bị ẩm mốc, tránh để gạo tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng bên ngoài.

– Khi nấu, không nên ngâm gạo quá lâu hoặc vo gạo quá kỹ, vì lượng vitamin B1 dễ hòa tan trong nước nên nếu bạn ngâm hoặc vò gạo quá lâu sẽ khiến chúng mất đi. Khi nấu cũng không nên mở nắp xoong quá lâu vì sẽ khiến vitamin bay hết.

Các công dụng khác của gạo lứt

1. Gạo lứt giàu Selenium: Gạo lứt rất giàu selen làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh phổ biến như ung thư, bệnh tim và viêm khớp.

2. Gạo lứt có hàm lượng Mangan cao: Một chén gạo lứt cung cấp 80% nhu cầu mangan hàng ngày. Mangan giúp tổng hợp các chất béo cơ thể. Mangan cũng có lợi cho hệ thống thần kinh và sinh sản của chúng ta.

3. Gạo lứt giúp giảm cholesterol máu: Do không bị mất "tính trọn vẹn" của gạo thông qua quá trình tinh chế. Gạo lứt nguyên hạt được chứng minh là làm giảm sự tích tụ các mảng bám động mạch và giảm nguy cơ bệnh tim và cholesterol máu cao.

4. Gạo lứt có khả năng chống ôxy hóa siêu cao: Đây là là một trong những bí mật được giữ kín nhất về gạo lứt. Khả năng chống ôxy hóa của gạo lứt phải xếp vào hạng siêu sao.

5. Gạo lứt cực tốt cho người bệnh tiểu đường: Gạo lứt giúp ổn định lượng đường trong máu. Nghiên cứu cho thấy, những người tiêu thụ một nửa chén gạo lứt hàng ngày làm giảm nguy cơ bệnh đái tháo đường khoảng 60%. Mặt khác, những người tiêu thụ gạo trắng thường xuyên làm tăng cơ hội phát triển bệnh đái tháo đường 100 lần.

6. Gạo lứt giúp trẻ phát triển nhanh: Gạo lứt là một lựa chọn tốt hơn nhiều so với các sản phẩm ngũ cốc gạo trắng tinh chế, gạo lứt giúp phát triển trẻ sơ sinh nhanh chóng và trẻ mới biết đi đòi hỏi chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng giúp duy trì chu kỳ tăng trưởng nhanh chóng.

7. Gạo lứt hỗ trợ điều trị nhiễm nấm Candida: Gạo lứt là sự thay thế hoàn hảo cho liệu trình điều trị bệnh nấm Candida bởi các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao và giàu tinh bột bị chỉ định cấm dùng trong quá trình điều trị bệnh nấm Candida. Đặc tính dễ tiêu hóa tự nhiên và giàu chất xơ giúp làm dịu hệ tiêu hóa nhạy cảm khỏi sự phát triển quá trớn của các thực thể Candida.

Bách Nguyên (Theo suckhoegiadinh)

 

 

 

 

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram