Nếu bạn là người mắc COVID đang trong thời gian chờ hướng dẫn từ cơ quan y tế, chưa đến bệnh viện thì hãy tham khảo những điều sau đây nhé!
Những ngày vừa qua, TP.HCM ghi nhận số ca mắc kỷ lục với hơn 2.000 ca F0. Điều này khiến có việc chở các ca F0 đến bệnh viện điều trị có phần chậm trễ. Trước khi được đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị, bạn nên bắt tay làm ngay những việc sau:
1. Nhớ và ghi lại ngày đầu tiên xuất hiện triệu chứng: Theo chuyên gia, một số bệnh nhân vẫn cảm thấy rất khỏe mạnh dù nồng độ oxy trong máu giảm nhiều. Tuy nhiên, đến khoảng ngày thứ 5 và 11 sau khi xuất hiện triệu chứng là thời điểm bệnh dễ bị chuyển nặng nên cần theo dõi sát.
3. Tự cách ly bản thân với mọi người trong phòng riêng, mở cửa sổ để tăng sự thoáng mát. Khi người thân mang tiếp tế đồ ăn cũng nên tuân thủ quy tắc cách xa 2m, mang khẩu trang, tấm che giọt bắn và tránh tiếp xúc gần.
4. Soạn hành lý cần thiết: Nhiều người hay tự hỏi, nếu thành F0 cần mang theo những gì khi đến bệnh viện. Dưới đây là những gợi ý vô cùng hữu ích dành cho bạn:
– Hãy mang theo bình nước lọc bên mình, cách này sẽ giúp người mắc COVID-19 bù nước, phòng khi nhân viên y tế chưa chuẩn bị kịp nước
– Một ít thực phẩm khô như mì tôm, cháo gói, miến, hủ tiếu, sữa tươi, đồ đóng hộp và chiếc ấm đun nước. Vì hiện tại số lượng bệnh nhân đông, rất có thể sơ suất trong khâu phân chia suất ăn nên bạn cần chuẩn bị thêm một ít thức ăn phòng khi đói.
– Điện thoại, dây sạc, pin dự phòng để tiện liên lạc với người thân, bạn bè
– Xà phòng rửa tay, kem đánh răng, xịt chống muỗi và đồ dùng vệ sinh cá nhân, mỹ phẩm cần thiết
– Áo quần thoải mái, chăn màn
5. Uống nhiều nước, uống oresol để bù nước hoặc các loại nước trái cây tươi ép để vừa bù nước vừa bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
6. Tập thể dục nhẹ nhàng. Xem các chương trình giải trí, thư giãn, tránh lo lắng, căng thẳng quá mức…
7. Đo nhịp thở bằng cách đặt bàn tay lên ngực, thư giãn, thở đều và đếm số lần lồng ngực nhô lên trong một phút. Trong trường hợp, khi thấy nhịp thở nhiều hơn 24 lần/phút thì cần liên hệ ngay cho nhân viên y tế hoặc hotline để chia sẻ tình hình hiện tại và được hỗ trợ đưa đến bệnh viện kịp thời.
Hiện nay, TP.HCM đang triển khai thí điểm cách ly F0 tại nhà đối với trường hợp bệnh nhân có kết quả xét nghiệm RT-PCR ngày 10 có kết quả âm tính hoặc còn dương tính nhưng tải lượng vi rút thấp (chỉ số CT lớn hơn hoặc bằng 30), không còn khả năng lây nhiễm (hoặc rất thấp). Khi cách ly tại nhà, người mắc COVID-19 nên tuân thủ những quy tắc sau:
– Từ trang bị thiết bị kiểm tra độ bão hòa oxy. Sử dụng bằng cách kẹp ngón tay để đo độ bão hòa oxy ít nhất 3-4 lần mỗi ngày.
– Nếu sốt trên 38,5 độ C thì cần uống paracetamol. Liều dùng cụ thể của paracetamol như sau: Đối với người lớn nặng dưới 70kg có thể uống 1-1,5 viên 500mg/lần. Với người trên 70kg uống 2 viên 500mg/lần. Cần đặc biệt lưu ý, nên uống 3-4 lần/ngày, cách tối thiểu 4-6 giờ mỗi lần, không quá 4 lần/ngày. Nếu là trẻ em, lượng uống 10-15 mg trên mỗi kg trong một lần uống, cách 4-6 giờ mỗi lần, không quá 4 lần một ngày. Liều tối đa tính theo cân nặng không được vượt quá 500 mg/lần.
– Trong trường hợp phát hiện những bất thường về sức khỏe như: Độ bão hòa oxy trong máu dưới 94%, nhịp thở nhiều hơn 24 lần/phút; đau ngực, khó thở khi vận động; không thể nói đầy đủ câu, bị lẫn lộn về thời gian và địa điểm, da xanh, môi nhợt; không tự đi, không tự cầm nắm, ăn uống được hoặc lạnh đầu ngón tay, ngón chân thì nên gọi cấp cứu đưa ngay đến bệnh viện điều trị COVID-19 hoặc bệnh viện gần nhất.
– Trong thời gian cách ly phải tuân thủ 5K, uống nhiều nước và tăng cường hệ miễn dịch bằng cách ăn uống đầy đủ, đa dạng chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin khoáng chất từ rau củ trái cây tươi, ngủ nghỉ vận động hợp lý.
– Dùng phòng riêng và nhà vệ sinh riêng. Nếu không có nhà vệ sinh riêng thì người bệnh có thể mang khẩu trang khi đi vệ sinh, rửa tay thật sạch khi ra khỏi khu vực này. Ngoài ra, kệ bàn tủ, tay nắm cửa cũng cần lau kỹ bằng dung dịch tẩy trùng.
– Người nhà cần mang khẩu trang và tấm che giọt bắn khi mang thức ăn.
Hiện nay, một số bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 được tận dụng từ chung cư bỏ trống khá lâu, chung cư mới, khu tái định cư chưa người ở… nên có rất nhiều khó khăn và hạn chế trong việc sinh hoạt.
Vì thế, bản thân người bệnh nên thấu hiểu, cảm thông và tốt nhất nên tự trang bị đồ dùng cá nhân để thích nghi tốt hơn trong những ngày đầu. Đừng câu nệ, khó chịu hay than vãn, tinh thần càng tiêu cực càng khiến cho cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng không ít đến hiệu quả điều trị!
Bách Nguyên (Theo suckhoegiadinh)