Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, chiết xuất lá tía kết hợp với hoạt chất remdesivir thì hiệu quả ngăn ngừa Covid-19 tăng rõ rệt.
Bài thuốc "Sâm tô tán" và tác dụng ngăn ngừa Covid-19 của tía tô
Theo lương y Phùng Tuấn Giang- Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam bài thuốc "Sâm tô tán", có tác dụng phong khu hàn, tuyên khai phế vệ, áp dụng tốt trong giai đoạn đầu (khởi phát) và những trường hợp F0 không có triệu chứng.
Thành phần thuốc "Sâm tô tán" bao gồm:
– Đảng sâm 30g, tô diệp (lá tía Tô) 30g, cát căn 30g, tiền hồ 30g, bán hạ chế 30g, bạch linh 30g, trần bì 20g, cam thảo 20g, cát cánh 20g, chỉ xác (sao cám) 20g, mộc hương 20g. Tất cả các vị thuốc trên tán bột hoặc dùng ở dạng thuốc thang sắc.
– Dạng bột: Mỗi lần uống 8-12g bột, được pha trong 200ml nước Sinh khương (gừng tươi) 6g, đại táo 4g (đun sôi trong thời gian khoảng 15-20 phút để nguội dần ở nhiệt độ 70-80 độ C), ngày 3 lần.
– Dạng thuốc thang: Liều lượng các vị thuốc giảm 1/2 so với liều lượng các vị thuốc ở dạng bột. Sắc ngày uống 1 thang, uống lúc ấm sau ăn.
Ngoài ra, lương y Phùng Tuấn Giang còn dẫn nghiên cứu của nhóm tác giả Wen-Fang Tang được đăng tải trên Tạp chí Y khoa Hoa Kỳ về 5 tác dụng của chiết xuất lá tía tô đối với SARS-CoV-2. Đó là:
– Chiết xuất lá tía tô có hoạt tính chống SARS-CoV-2.
– Chiết xuất lá tía tô có thể nhắm mục tiêu vào giai đoạn đầu của chu kỳ nhiễm virus.
– Chiết xuất lá tía tô ức chế biểu hiện cytokine tiền viêm do virus gây ra.
– Chiết xuất tía tô làm bất hoạt các phần tử virus và ngăn chặn sự xâm nhập của chúng vào tế bào chủ.
Có sự hiệp đồng tác dụng khi kết hợp giữa chiết xuất lá tía tô và remdesivir: Một thí nghiệm được thiết kế để đánh giá tương tác thuốc – thuốc giữa chiết xuất lá tía tô và remdesivir. Tế bào Vero E6 bị nhiễm SARS-CoV-2 được thêm chiết xuất lá tía tô kết hợp với remdesivir và thu hoạch lúc 24 giờ sau hấp thụ để định lượng tải lượng RNA của virus bằng kỹ thuật qRT-PCR. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy việc kết hợp của chiết xuất lá tía tô và remdesivir tạo ra sự hiệp đồng về tác dụng với điểm hiệp đồng là 14,98 ± 5,84.
– Ăn trực tiếp: Lá tía tô rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng rồi vớt ra, để ráo nước, dùng như rau sống.
– Làm gia vị: Có thể bổ sung tía tô tươi để tăng thêm độ đậm đà trong một số món ăn như cháo, các món từ cà tím, đậu phụ….
– Trà tía tô: Thêm nước vào lá tía tô cùng đường phèn, đun sôi, lọc phần nước để nguội và bổ sung thêm nước cốt chanh rồi sử dụng.
– Thuốc uống, xông: Sử dụng các vị thuốc như: Kinh giới 12g, tô diệp (lá tía tô) 12g, lá lốt 8g, bạc hà 10g, trần bì 6g, bạch chỉ 6g, kim ngân hoa 8g. Có thể dùng tươi hoặc dạng khô. Cho toàn bộ các vị thuốc trên vào nồi cùng 1 lít nước và đun sôi, để nhỏ lửa trong 5-10 phút. Đổ riêng ra 1 cốc 200ml (để uống), phần còn lại đổ ra bát sau đó xông vùng mặt trong thời gian 10-15 phút. Sau khi bát thuốc ấm, sử dụng nước vừa xông để lau và rửa mặt.
Bách Nguyên (Theo suckhoedoisong)