Sống khoẻ

Chăm sóc người cao tuổi bị đa bệnh tật theo khuyến cáo của bác sĩ

Điều tra của Bệnh viện Lão khoa TW và Bộ môn Y học gia đình - Đại học Y Hà nội cho thấy, trung bình một người cao tuổi từ 70 trở lên cùng một lúc mắc 3-4 bệnh khác nhau, trong đó hay gặp nhất là huyết áp, tiểu đường, tim mạch. Đây đều là những bệnh phải điều trị suốt đời. Vì vậy hiểu rõ và học cách chăm sóc người bệnh là cách góp phần giảm nhẹ gánh nặng không chỉ cho gia đình người bệnh mà cho cả hệ thống chăm sóc y tế. TS.BS Nguyễn Chí Bình - Khoa tim mạch - Bệnh viện Lão Khoa TW đã có những khuyến cáo dành cho người bệnh.

Người cao tuổi mắc đa bệnh tật là do đâu?

Bệnh lý này ở người cao tuổi có thể mắc do lây nhiễm, môi trường, đồng thời có sự kết hợp giữa suy thoái, lão hóa, sự suy giảm của hệ thống miễn dịch và phòng vệ của cơ thể.

Rất khó khăn để chẩn đoán kiểu đa bệnh tật này ở người cao tuổi. Sự đan xen giữa hai bệnh tiểu đường và huyết áp sẽ khó khăn trong việc điều trị, phải chi tiết, dự phòng, chi phí cũng tốn kém hơn.

Khi bệnh nhân điều trị nội trú, với chuyên môn y tế, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân một phác đồ điều trị. Với bệnh nhân huyết áp sẽ xem thuộc thể nào? Có bị kẹt không? Bản thân huyết áp có trên nền rối loạn chuyển hóa lipid hay xơ vữa động mạch không? Khi đã tìm được phác đồ trên tiểu đường thì phải dò ra liều dùng của bệnh nhân, dùng thuốc viên hay thuốc tiêm và quá trình này, khi bệnh nhân được ra viện sẽ có một đơn thuốc nhất định. Với đơn thuốc này, khi trở về vẫn phải điều trị tiếp phải được phổ biến cho người chăm sóc, gia đình biết được liều lượng để đảm bảo thời gian, tuân thủ liều lượng trong thời gian 3 – 6 tháng.


Việc phối hợp giữa hai loại thuốc đông y và tây y kết hợp là một điều cần lưu ý. Nếu người bệnh chuyển từ dùng thuốc tây y sang đông y thì sẽ thiếu tính kịp thời và dần dần có thể tăng nặng bệnh lý và dẫn tiến đến suy thận và quá trình đấy sẽ làm khó khăn hơn khi trở lại điều trị tiếp tục.

Việc điều trị tại bệnh viện không quá 1 tháng, sau đó có tái khám và phải có sự kết hợp của người thầy thuốc và bệnh nhân, đặc biệt là với gia đình người bệnh nếu bệnh nhân đang trong tình trạng thiếu tỉnh táo.

Có một số bệnh nhân tăng huyết áp, họ nghĩ thuốc huyết áp đó sẽ dùng suốt đời, nhưng trên thực tế thì không phải như vậy, bởi vì diễn tiến của bệnh sẽ theo giai đoạn, theo thời gian. Có thể những bệnh nhân đó là tiểu đường hoặc huyết áp trong giai đoạn trước thì liều dùng đó sẽ khác nhau. Bởi vì khi bệnh nhân bước đầu chớm sang có dấu hiệu của suy thận thì quá trình điều chỉnh thuốc còn khác nữa. Vì vậy bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân cần tái khám và duy trì theo đơn đã kê với liệu trình của bác sĩ theo thường xuyên.

Ở bệnh nhân huyết áp, có triệu chứng suy thận cần ăn nhạt mà lại dùng lợi tiểu thì lại có hiện tượng rối loạn về điện giải, trong quá trình đó thì lại thiếu cali, thiếu natri. Như vậy ăn nhạt sẽ lại gây hệ lụy nhiều hơn, cho nên trong trường hợp này cần có sự linh hoạt và kiến thức của người thầy thuốc đòi hỏi rất toàn diện và sẽ điều chỉnh cho bệnh nhân thường xuyên hơn.

Những lưu ý của người bị đa bệnh tật về dinh dưỡng và tập luyện

Bệnh nhân bị huyết áp thì tránh những loại thức ăn gây ra rối loạn lipid, còn với người tiểu đường thì nên tiết chế giảm tinh bột. Các bệnh nhân này cần tăng ăn rau, củ quả, vitamin, các chất vi lượng, tránh các chất kích thích.

Các bệnh nhân cần tránh những cuộc hội họp không cần thiết, quan trọng là tránh các chất kích thích, cần có thời gian nghỉ ngơi vào buổi trưa, buổi tối thì có thể đi ngủ muộn một chút.

Việc tập luyện rất cần thiết, cần kết hợp giữa tập tĩnh và tập động. Nếu tập động cần phải phù hợp với bệnh tiểu đường và huyết áp mình, tập tĩnh là điều hòa kiểu yoga và thái cực quyền. Đặc biệt giấc ngủ cực kỳ quan trọng của người của tuổi.

Khánh Chi

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram