Sống khoẻ

Cảm lạnh và cảm cúm khác nhau thế nào?

Cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn và nghĩ rằng hai bệnh là một.

1. Cảm lạnh

Cảm lạnh là một nhóm các triệu chứng gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau, trong đó hay gặp nhất là các chủng Rhinovirus, riêng virus này lại có tới hơn 100 chủng khác khác nhau. Các loại virus khác cũng gây cảm lạnh có thể kể đến là: Enterovirus, Coronavirus…

2. Cảm cúm

Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp, gây ra bởi virus cúm. Thường do hai chủng virus cúm A, B gây ra.


Nếu chỉ quan sát triệu chứng, rất khó để phân biệt được cảm cúm và cảm lạnh.

Các triệu chứng của cảm cúm thường kéo dài và đi kèm với sốt, run rẩy và đau cơ.
Triệu chứng cảm lạnh thường ngắn hơn và chỉ đi kèm với tình trạng chảy nước mũi và sốt nhẹ.
Sốt là cúm

Dấu hiệu của bệnh cúm là sốt. Với bệnh cúm, sốt sẽ rất cao, tuy nhiên nếu chỉ bị cảm lạnh, những dấu hiệu ban đầu sẽ không sốt. Nhưng sốt còn là triệu chứng của rất nhiều căn bệnh khác như viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu… Nếu chỉ phân biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm thì sốt thường xuất hiện ở bệnh cúm nhiều hơn.

Cúm thường làm cho cơ thể đau nhức

Nhức mỏi là dấu hiệu khác liên quan đến cúm, nếu xuất hiện sốt cao kèm đau đầu, hãy lập tức nghĩ ngay đến bệnh cúm. Người bệnh cần đề phòng lây lan cho người khác vì bệnh cúm rất dễ lây do tiếp xúc thông thường. Ở người bị cảm lạnh, đau nhức cơ thể rất ít khi xảy ra, nếu có sẽ xuất hiện ngay lập tức chứ không phải sau một vài ngày và dai dẳng như bệnh cúm.

Cảm giác ớn lạnh cho thấy bệnh cúm

Đây là điểm đặc trưng để phân biệt giữa cảm cúm và cảm lạnh. Nếu thấy ớn lạnh đó là triệu chứng của cúm bởi ớn lạnh là kết quả của một cơn sốt. Mà sốt lại không liên quan đến cảm lạnh. Các chuyên gia y tế khuyến cáo nếu thấy ớn lạnh, kèm theo sốt cao cần đến ngay cơ sở y tế để tìm nguyên nhân gây bệnh.

Mệt mỏi là do cúm

Hãy lắng nghe cơ thể bạn để biết được mình đang mắc căn bệnh gì, nếu đột nhiên bạn cảm thấy đau nhức mình mẩy, kèm theo các dấu hiệu mệt mỏi hãy nghĩ đến bệnh cúm nhiều hơn.

Cảm lạnh sẽ bị hắt hơi

Các triệu chứng như hắt hơi, nói ra bằng giọng mũi do nghẹt mũi thì đích thị đó là khi bạn bị cảm lạnh. Cảm lạnh thường khiến nước mũi chảy nhiều hơn, bị nặng nước mũi sẽ có màu xanh hoặc vàng do mũi đã bị nhiễm trùng. Đó là khi bạn đã mắc cảm lạnh sâu.

Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi hãy nghĩ đến cảm lạnh

Đây là một trong số ít các triệu chứng khó phân biệt nhất giữa 2 loại bệnh, tuy nhiên nếu chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi hãy nghĩ đến cảm lạnh đầu tiên, tuy nhiên những triệu chứng này cũng có khi xuất hiện ở cảm cúm.

Các triệu chứng dồn dập, đột ngột hãy ưu tiên cúm

Nếu các triệu chứng vừa nói ở trên như lạnh, ho, sốt tấn công cơ thể đột ngột và dồn dập với mức độ nặng tăng nhanh, đó là bệnh cúm. Thậm chí có thể đây là loại cúm gây tử vong cao như các chủng H1.

Có cảm giác khó chịu, bứt rứt – chỉ là cảm lạnh

Khi cơ thể cảm thấy không thoải mái, khó chịu với tình trạng hắt hơi, chảy nước mũi, nặng có thể đau họng – đó chỉ là cảm lạnh, khi đó bạn vẫn có thể làm các công việc ưa thích bình thường. Nhưng nếu bị cúm, người bệnh sẽ kèm theo mệt mỏi, sốt và không muốn làm bất cứ việc gì.

4. Điều trị

Cảm lạnh và cảm cúm đều là bệnh gây ra bởi virus nên không có thuốc đặc trị, chủ yếu chỉ điều trị triệu chứng, nâng cao thể lực, sức đề kháng và chờ bệnh tự khỏi. Cần điều trị biến chứng nếu không may có biến chứng xảy ra. Luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ nếu nghi ngờ mắc cảm cúm, đặc biệt đối với những đối tượng dễ bị nhiễm bệnh như người lớn tuổi, trẻ sơ sinh hoặc những người có hệ miễn dịch suy yếu.

5. Phòng ngừa cảm lạnh và cảm cúm bằng cách nào?

Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch
Bạn nên tập thói quen rửa tay với xà phòng và nước sạch trong 20 giây để tạm thời diệt hết vi trùng đang bám trên bộ phận này, bao gồm cả virus cảm lạnh và cảm cúm. Nếu không có đủ dụng cụ, bạn có thể thay thế bằng nước rửa tay khô hoặc chất khử trùng tay chứa cồn.

Tránh dùng tay bẩn chạm vào mắt, mũi và miệng
Việc dùng tay chưa rửa sạch chạm vào mắt, mũi hay miệng là yếu tố rủi ro phổ biến nhất của các vấn đề liên quan đến nhiễm trùng, chẳng hạn như cảm. Bởi vì virus cảm có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể bạn thông qua các "con đường" trên.

Hạn chế tiếp xúc với người bệnh
Lúc này, người bệnh có phần tương tự "ổ virus sống", có thể lây lan virus cảm lạnh hoặc cảm lạnh cho bất kỳ ai tiếp xúc với họ. Do đó, các chuyên gia luôn khuyến nghị mọi người nên hạn chế tiếp xúc với những đối tượng này nhằm phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu bạn bị nhiểm bệnh, hãy áp dụng các mẹo sau đây để hạn chế nguy cơ lây cho người thân, bao gồm:

Ở trong phòng và hạn chế tiếp xúc với mọi người.
Tránh những cử chỉ thân mật như ôm, hôn hay bắt tay.
Quay mặt đi hoặc tốt nhất là tránh xa người khác nếu bạn muốn ho hoặc hắt hơi.
Sử dụng khăn giấy để che mũi và miệng khi hắt hơi hoặc xì mũi rồi vứt đi ngay.
Rửa tay sau khi ho, hắt hơi hay xì mũi.
Khử trùng các đồ vật mà bạn thường xuyên chạm vào, chẳng hạn như tay nắm cửa hoặc điều khiển tivi.

Bách Nguyên (Theo songkhoe)

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram