Nhiệt miệng gây ra nhiều bất tiện trong việc ăn uống hằng ngày. Để vết nhiệt miệng nhanh khỏi, bạn có thể áp dụng các cách đơn giản dưới đây.
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là một căn bệnh thường gặp. Nó còn được gọi là loét áp-tơ (aphthous ulcer), là các vết loét nhỏ hình tròn hoặc oval, nông, màu trắng hoặc vàng ở giữa và đỏ ở viền xung quanh. Các nốt nhiệt thường phát triển ở nhưng mô mềm bên trong má hoặc muối, dưới lưỡi, trên nướu.
Không giống mụn nước hay lở miệng (do virus herpes gây ra), nhiệt miệng không xuất hiện ở ngoài miệng và không lây lan. Tuy nhiên, các nốt nhiệt có thể gây ra đau nhức khí nói chuyện, ăn uống.
Để vết nhiệt miệng nhanh khỏi, bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản sau đây.
Các cách trị nhiệt miệng
- Súc miệng bằng nước muối
Bạn có thể pha nước muối loãng (9 gram muối với 1 lít nước) hoặc mua nước muối sinh lý để súc miệng hằng ngày. Súc miệng nước muối làm tăng độ pH trong khoang miệng giúp ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn, virus, nấm.
- Chườm lạnh
Bạn có thể ngậm một viên đá lạnh nhỏ để giảm viêm, giảm đau tức thì. Nhiệt độ thấp của viên đá sẽ làm lượng máu đến vết loét chậm lại, giúp giảm sưng, giảm đau.
- Sử dụng rau diếp cá
Trị nhiệt bằng rau diếp các là một bài thuốc dân gian được người xưa áp dụng. Trong Đông y, rau diếp cá có tác dụng thanh lọc cơ thể, sát trùng, giải độc. Loại rau này có tác dụng kháng khuẩn mạnh, có thể sử dụng để trị nhiệt miệng.
Bạn có thể ép lấy nước rau diếp cá và uống trực tiếp hoặc xay rau diếp cá thành sinh tố để ăn cả phần lá.
- Sử dụng mật ong
Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, có thể giúp tiêu sưng, giảm cơn đau. Bạn có thể chấm mật ong lên vết nhiệt miệng và để 3-4 phút sau đó súc miệng bằng nước sạch.
Trộn mật ong và tinh bột nghệ để tạo thành hỗn hợp sền sệt rồi thoa lên vết nhiệt miệng, để nguyên trong vòng 2-3 phút sau đó súc miệng bằng nước sạch là được.
- Bổ sung nước cam, chanh
Nước cam, chanh có chứa nhiều vitamin C, có tác dụng tăng cường sức đề kháng, ngăn chặn sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus, giúp vết nhiệt miệng nhanh khỏi.
- Sử dụng rau ngót
Theo y học cổ truyền, rau ngọt có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc... Nghiên cứu của kho học hiện đại chỉ ra rằng rau ngót chứa nhiều protit, gluxit, vitamin C và các axit amin cần thiết khác giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Bạn có thể lấy rau ngót rửa sạch, để ráo nước rồi giã nát và lọc lấy nước cốt. Dùng tăm bông thấm nước rau ngót và chấm lên vét loét miệng. Một ngày thực hiện 2-3 lần.
- Sử dụng trà xanh
Trà xanh có tác dụng tăng độ pH trong khoang miệng, giúp ngăn ngừa virus, vi khuẩn và làm vết loét nhanh lành.
Bạn có thể lấy túi trà còn ấm (loại trà túi lọc), ép bớt nước ra ngoài rồi đặt trực tiếp lên vết loét, giữ nguyên như vậy 15 phút. Nếu dùng lá trà khô bình thường, bạn có thể pha trà rồi vớt lấy một ít bã. Cho bã trà vào trong khăn vải, bọc lại và đắp lên vết loét.
- Sử dụng hoa cúc
Hoa cúc có tác dụng giảm đau, làm lành vết viêm loét rất tốt do nó có chứa hoạt chất levomenol và azulene có khả năng sát khuẩn, kháng viêm. Bạn có thể sử dụng trà hoa cúc để súc miệng 3-4 lần một ngày trong lúc đang bị nhiệt miệng, vết nhiệt sẽ nhanh lành hơn.
Bách Nguyên (Theo songkhoe)