Đẹp plus

Cách chăm sóc móng tay giòn, gãy xước

Móng tay giòn, dễ gãy xước do nhiều nguyên nhân, trong đó có thời tiết hanh khô... Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng này?

Nguyên nhân gây móng tay giòn dễ xước, gãy

Móng tay giòn dễ xước, gãy rất thường gặp, thậm chí cả khi để móng tay ngắn cũng vẫn xảy ra tình trạng này, đặc biệt ở những bệnh nhân mắc bệnh lý như suy giáp, điều trị ung thư, hội chứng Raynaud, viêm quanh móng, nấm móng... Ngoài ra, các nguyên nhân khác khiến móng tay giòn, dễ xước gãy nhưng có thể dễ dàng khắc phục gồm:

- Do thiếu sắt: Sắt là thành phần giúp tạo hồng cầu, mang oxy tới các tế bào, trong đó có móng. Nếu thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, số lượng tế bào hồng cầu thấp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung. Tình trạng thiếu máu thiếu sắt sẽ làm cho móng tay/chân trở nên giòn dễ xước, gãy hoặc cong lõm trên bề mặt móng.

- Thiếu vitamin B: Khi thiếu vitamin B sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng móng.

+ Thiếu vitamin B7 sẽ khiến các tế bào sừng yếu, dẫn đến móng tay có dấu hiệu dễ bị trầy xước, giòn, có sọc...

+ Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ sắt và sự phát triển của các tế bào hồng cầu. Cả sắt và vitamin B12 đều cần thiết để giữ cho móng tay chắc khỏe. Nếu thiếu vitamin B12 dễ khiến cho móng tay chuyển sang màu xanh lam, xuất hiện vệt sẫm màu dọc lượn sóng, móng yếu, giòn dễ xước gãy.

+ Vitamin B9 cũng giúp hình thành hồng cầu và phát triển các tế bào mới, rất cần thiết cho sự phát triển và sức khỏe của móng tay. Thiếu vitamin B9 sẽ khiến móng tay mọc chậm, cứng và dễ gãy.

- Do thói quen sinh hoạt: Hằng ngày, đôi tay phải thường xuyên tiếp xúc với nước. Khi ngâm trong nước, móng tay sẽ nở ra và dày lên, khi khô móng sẽ co lại. Nếu thường xuyên để tay trong tình trạng này, đặc biệt là tiếp xúc trực tiếp với xà phòng, dầu gội, nước rửa bát... thì sự thay đổi liên tục này sẽ khiến móng khô, mềm, dễ bị xước gãy.

- Do gõ bàn phím: Hằng ngày sử dụng máy tính, điện thoại để gõ chữ cũng khiến móng tay dễ bị tổn thương, khiến móng giòn, mòn và dễ gãy. Với trường hợp để móng tay dài càng làm cho tình trạng này dễ xảy ra hơn.

- Do sơn móng: Mặc dù sơn móng sẽ giúp bàn tay sinh động, quyến rũ với màu sắc móng đẹp hơn, nhưng trong các loại sơn, kể cả loại an toàn nhất cũng vẫn chứa hóa chất làm móng của bạn bị khô và yếu đi. Chất dung môi, dibutyl phthalate và các hóa chất khác có thể gây kích ứng, từ đó khiến móng tay giòn dễ gãy.

Ngoài ra, trước khi sơn thường dùng acetone để rửa móng. Hóa chất này không chỉ tẩy sơn móng tay mà còn tẩy cả lớp dầu tự nhiên trên móng, khiến móng tay khô giòn dễ gãy và bị tổn thương.

Cách chăm sóc móng tay

Nếu thấy móng tay thường xuyên bị xước, gãy, nên thực hiện duy trì một số thói quen chăm sóc móng:

- Dinh dưỡng: Bổ sung chế độ ăn giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt cung cấp đầy đủ sắt, magiê, canxi, vitamin A, E, vitamin nhóm B, protein...

- Bảo vệ móng: Đeo găng tay khi làm việc nặng, giữ cho móng được bảo vệ khỏi các tác động có thể gây hại.

Tránh để móng tay trong tình trạng ướt/khô thường xuyên, đặc biệt là khi móng tay dài. Luôn giữ móng tay sạch sẽ, tránh sử dụng các sản phẩm chứa hóa chất có thể gây hại.

Không thường xuyên sử dụng móng tay nhân tạo, vì trước khi dán móng giả lên, phải trải qua bước dũa bề mặt móng thật, để tăng khả năng kết dính. Điều này làm cho móng mỏng đi, hóa chất trong keo gắn dễ dàng làm cho móng yếu đi.

- Không để móng quá dài: Giữ móng tay ngắn vừa đủ để bảo vệ đầu ngón tay. Cắt dũa móng tay thường xuyên để sửa chữa các vết xước. Nên sử dụng kìm sắc, dũa mịn để cắt dũa móng không bị tổn thương.

- Sử dụng kem dưỡng móng: Thoa kem dưỡng có acid alpha-hydroxy hoặc lanolin lên móng có thể giúp móng khỏe hơn. Nên ngâm móng trong nước khoảng 5 phút, làm sạch rồi lau khô móng trước khi thoa kem.

Bách Nguyên (Theo lamdep)

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram