Tiêu hóa là quá trình tối cần thiết để duy trì sự sống cho cơ thể con người, nhưng mọi bệnh tật đều có thể bắt nguồn từ đây.
Theo BS CKII. Trần Văn Quang (Giảng viên Trường Đại Học Y Hà Nội): Với tầm quan trọng và sức ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sức khỏe bản thân như thế, việc giữ gìn và "vệ sinh" sau cho bộ máy tiêu hóa của chúng ta luôn hoạt động một cách tốt nhất sẽ luôn là thách thức giữa thời đại lắm ô nhiễm hiện nay.
Bộ máy tiêu hóa của chúng ta bao gồm 2 quá trình tiêu hóa và hấp thu, do vậy, để nói không với các bệnh đường tiêu hoá chúng ta cần phải chú ý đến những điều sau:
Chế độ ăn
– Nên chọn thành phần các loại thức ăn cân đối nhau và vệ sinh sạch sẽ.
– Tránh ăn quá no hoặc nhịn đói quá nhiều.
– Chọn thức ăn phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển và từng lứa tuổi. Trẻ nhỏ cần tận dụng tối đa nguồn sữa mẹ (bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu) sẽ hạn chế rất nhiều những bệnh rối loạn tiêu hóa về sau.
– Đối với người có tuổi khi các tuyến tiêu hóa đều giảm thì nên ăn những thức ăn dễ tiêu như: sữa, thịt hầm, rau hoa quả tươi… Tránh ăn những thức ăn khó tiêu như: thức ăn nhiều mỡ, thịt rán, thịt hun khói, ăn đồ biển quá nhiều sẽ thấy đầy bụng, khó tiêu.
– Chất lượng thức ăn phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, tránh ôi thiu.
Đảm bảo đủ nước và chất xơ
– Uống nước đủ nhu cầu hàng ngày.
Tăng cường ăn rau, hoa quả có nhiều chất xơ và các loại vitamin sẽ góp phần làm giảm bớt các bệnh đường tiêu hoá như táo bón, đau bụng…
Tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh
Tăng cường vận động, có lối sống lành mạnh sẽ tăng cường sức khoẻ, ăn uống cảm thấy ngon miệng, giúp tiêu thu calo thừa, tăng cường nhuận tràng… cũng giúp hạn chế các bệnh đường tiêu hoá.
Thăm khám định kỳ
Cần khám sức khoẻ định kỳ, phát hiện và điều trị sớm những bệnh về đường tiêu hoá.
Không tự ý làm bác sĩ
Khi thấy bất ổn ở hệ tiêu hóa, việc đầu tiên mọi người cần nhớ là không tự ý điều trị, vì có thể làm bệnh thuyên giảm nhưng sẽ không triệt để dễ trở thạnh mạn tính hoặc gặp một số tác dụng không mong muốn của thuốc: rối loạn tiêu hoá, loạn khẩn do dùng quá nhiều loại kháng sinh; kháng thuốc do dùng không đúng liều và đúng cách… sẽ làm cho các lần điều trị sau trở nên khó khăn hơn.
Tuân thủ lịch tiêm phòng
Là một trong những minh chứng cho sự tiến bộ của y học hiện đại, tiêm phòng sẽ hỗ trợ cho chúng ta rất nhiều trong việc phòng chống bệnh tật. Vì vậy mọi người nên tuân thủ lịch tiêm chủng đầy đủ theo định kỳ: Phòng viêm gan B tránh được viêm gan mạn, xơ gan hoặc ung thư gan; Vaccine Rota virus, tả phòng bệnh tiêu chảy…
Sống lạc quan
Rosalba Hernandez Đại học Illinois (Mỹ), giáo sư về công tác xã hội, cho biết: "Những người có sự lạc trong cuộc sống sẽ có sức khỏe tim mạch tăng gấp đôi so với những người hay bi quan về cuộc sống".
Những người lạc quan chăm sóc tốt hơn về bản thân mình. So với các đối tác tiêu cực hơn, họ đã có lượng đường trong máu tốt hơn đáng kể, cholesterol khỏe mạnh và có nhiều hoạt động thể chất lành mạnh.
Còn Sophie Chou, một nhà nghiên cứu tâm lý học tại Đại học Quốc gia Đài Loan tuyên bố, những người có suy nghĩ lạc quan thực tế có nhiều khả năng hạnh phúc và thành công hơn những người bi quan hay cực kỳ lạc quan.
Bách Nguyên ( ST )