Sống khoẻ

Bài thuốc chống nhiễm trùng, tăng đề kháng từ tỏi

Dịch COVID-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp. Bên cạnh việc tuân thủ 5K, quy định giãn cách… các gia đình cũng nên chú ý đến việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Một trong những thực phẩm cực tốt giúp tăng đề kháng chống lại COVID-19 chính là tỏi.

Tỏi và những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe

– Tác dụng chống nhiễm trùng: Theo nhiều nghiên cứu, tỏi có khả năng kháng lại nhiều chủng vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng. Bên cạnh đó, tỏi khô còn được chứng minh là có tác dụng tuyệt vời trong việc điều trị và dự phòng một số bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ em như viêm đường hô hấp, cảm cúm, viêm tai giữa.

– Tác dụng tăng sức đề kháng: Với thành phần dồi dào allicin, tỏi có khả năng tăng cường đề kháng. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng, hoạt chất này chỉ được hoạt hoá khi củ tỏi tươi đập dập, nghiền nát hoặc nhai và sẽ bị vô hiệu hóa khi nấu chín ở nhiệt độ cao. Vì vậy, các chuyên gia luôn khuyến khích không nên để nguyên, thay vào đó cần nhai, nghiền nát và nên ăn sống vì tỏi nấu chín sẽ bị giảm tác dụng.

– Tác dụng đối với hệ tim mạch: Tỏi có tác dụng hỗ trợ hạ mỡ máu, hạ huyết áp và giảm ngưng tập tiểu cầu ở người lớn, từ đó góp phần giảm tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch hiệu quả…

– Tác dụng chống ung thư: Các nghiên cứu gần đây cho thấy, ăn nhiều tỏi và các loại rau củ thuộc họ allium như tỏi tây, hành, hẹ sẽ góp phần giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến và ung thư vòm họng.


– Phòng và trị cảm cúm: Giã nát 3 tép tỏi, hãm trong 50g nước sôi khoảng nửa giờ. Sau đó, chắt lấy hỗn hợp, nhỏ vào mũi mỗi bên khoảng 2-3 giọt. Đều đặn thực hiện cách này 2- 3 lần/ngày.

– Tăng đề kháng: Ngâm 15g tỏi cùng 100ml mật ong. Ưu tiên chọn tỏi vỏ tím vì hàm lượng allicin – chất giúp tăng sức đề kháng cao hơn. Riêng mật ong thì nên chọn mật ong rừng, không pha, không biến chất. Bảo quản hỗn hợp tỏi ngâm mật ong bằng cách đậy kín nắp lọ và đặt ở nhiệt độ phòng ít nhất 14 – 20 ngày hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh rồi dùng dần.

Một số lưu ý nhỏ, khi dùng nên pha với một chút ấm, uống vào buổi sáng trước ăn 30 phút. Tuyệt đối, không nên dùng cho trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi, phụ nữ có thai, người bị huyết áp thấp, người mới phẫu thuật, người bệnh tiểu đường hay người bị dị ứng với các thành phần nguyên liệu.

Ngoài ra, việc ăn tỏi tươi hàng ngày cũng có tác dụng tăng cường đề kháng. Tuy nhiên, cần ăn với lượng vừa phải, không nên ăn vào lúc đói vì có thể gây cảm giác khó chịu, đầy chướng bụng, tiêu chảy và rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột.

– Rửa vết thương, chống nhiễm trùng: Pha loãng 1 phần nước ép tỏi và 10 phần nước cất. Tiếp theo, thêm khoảng 2% cồn để bảo quản và dùng dần

– Cải thiện tình trạng đau răng: Giã nát 2 tép tỏi tươi, sau đó trộn với một chút nước ấm. Đợi khoảng 10 phút, dùng một que tăm tẩm dịch tỏi thấm đều chung quanh chỗ đau.

– Chữa viêm họng: Giã nát 2 tép tỏi tươi, trộn cùng 3 phần hành lá, buộc vào huyệt Hợp cốc ở bàn tay. Để qua đêm, hỗn hợp sẽ thấm qua da và kích thích mạnh vào huyệt để cải thiện tình trạng viêm họng. Hành lá có tác dụng làm giảm độ nóng để tránh phồng da.

Nhìn chung, tỏi có tác dụng tuyệt vời trong việc chống nhiễm trùng, tăng đề kháng và giúp cải thiện một số bệnh khác. Nhưng cần lưu ý rằng, thực phẩm này có vị cay, tính ấm, không nên dùng với người đau mắt đỏ, người ho khan có đờm, người hay bị lở miệng, môi nứt hay đang mắc các chứng xuất huyết, chảy máu nhé!

Bách Nguyên (Theo suckhoegiadinh)

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram