Sống khoẻ

Ăn uống thế nào khi đang dùng kháng sinh?

Kháng sinh là những thuốc có khả năng chống lại nhiễm khuẩn, chúng ngăn chặn nhiễm trùng và ngăn không cho bệnh lây lan.

Tuy nhiên, kháng sinh có thể gây ra các tác dụng phụ như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, dị ứng da… Dưới đây là cách đơn giản giúp khắc phục các tác dụng phụ không mong muốn của kháng sinh bằng thực phẩm.

Những thực phẩm nên ăn khi dùng thuốc kháng sinh
Thực phẩm chứa nhiều probiotics

Probiotics là vi sinh vật sống thường được gọi là "vi khuẩn khỏe mạnh", chúng có thể giúp giảm một số tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, chẳng hạn như đầy hơi và tiêu chảy…là một trong những tác dụng phụ phổ biến khi dùng thuốc kháng sinh. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên ăn nhiều thực phẩm có chứa probiotics. Sữa chua cũng chứa nhiều loại vi khuẩn lành mạnh, chẳng hạn như Lactobacilli, giúp khôi phục hệ vi sinh đường ruột về trạng thái khỏe mạnh. Những vi khuẩn có lợi này sẽ giúp cân bằng đường ruột nhưng không làm ảnh hưởng đến công dụng của thuốc.

Prebiotic

Prebiotics là thức ăn cho các vi khuẩn có lợi sống trong hệ vi sinh đường ruột. Cho ăn các vi khuẩn có lợi trước và sau khi uống thuốc kháng sinh có thể giúp cân bằng lại hệ thống tiêu hóa.

Một số loại thực phẩm có chứa hàm lượng prebiotics thấp, chẳng hạn như: Hành, tỏi, chuối, rễ cây rau diếp xoăn… Hầu hết prebiotics là các loại sợi dinh dưỡng.Tuy nhiên, nếu một người tiêu thụ số lượng lớn, họ có thể bị đầy hơi.

Sữa chua chứa nhiều loại vi khuẩn lành mạnh giúp khôi phục hệ vi sinh đường ruột đặc biệt sau khi hết đợt điều trị khang sinh


Đôi khi dùng thuốc kháng sinh có thể kích thích nấm men phát triển quá mức.Nấm men dư thừa có thể làm dạ dày khó chịu.Tỏi và hành tây giúp giải quyết tình trạng này.

Ngoài ra, dùng thuốc kháng sinh cũng có thể làm giảm nồng độ vitamin B trong cơ thể, vì vậy nên thêm ngũ cốc nguyên hạt và rau xanh vào chế độ ăn hàng ngày.

Thực phẩm nên hạn chế
Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa tươi, sữa chua, phô mai… là những sản phẩm được khuyên không uống cùng lúc với kháng sinh. Bởi vì canxi trong sữa kết hợp với thuốc kháng sinh, tạo ra muối canxi không tan trong nước. Hậu quả là thuốc không phát huy được tác dụng vì đã bị canxi kìm hãm, giảm đáng kể hiệu quả điều trị.

Rượu

Mặc dù chưa có bằng chứng rõ ràng cho thấy rượu có ảnh hưởng đến dược tính của thuốc kháng sinh, tuy nhiên, thuốc kháng sinh và rượu có thể có tác dụng phụ tương tự nhau. Vì thế, nếu bạn uống cả hai cùng một lúc, chúng có thể gia tăng cơ hội bạn phải chịu trận với những nguy cơ buồn nôn, chóng mặt hoặc buồn ngủ… Chưa kể, một số loại thuốc kháng sinh còn có nhiều khả năng gây ra những phản ứng nghiêm trọng khi được sử dụng cùng với rượu.

Thực phẩm giàu axít

Các loại thực phẩm có tính axít như cà chua, chanh, sôcôla, bưởi và nước giải khát… có thể làm cản trở quá trình hấp thụ kháng sinh vào cơ thể, cần uống xa thời gian dùng thuốc kháng sinh (khoảng 3 giờ) vì các kháng sinh kém bền vững ở môi trường axit.

Thực phẩm nhiều chất xơ

Một số loại rau quả có chứa nhiều chất xơ có thể gây tiêu chảy nặng thêm khi bạn đang dùng thuốc kháng sinh.Bên cạnh đó, các thực phẩm như ngũ cốc, lúa mì tuy có thể tăng cường chất sắt và canxi cho cơ thể nhưng lại cản trở khả năng hấp thụ một số thuốc kháng sinh khi vào cơ thể.

Dùng thuốc kháng sinh đúng cách
Lời khuyên từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), giúp mỗi người sử dụng kháng sinh an toàn:

Thứ nhất: Chỉ dùng kháng sinh khi có đơn thuốc của bác sĩ.

Thứ hai: Không dùng thuốc kháng sinh thừa từ lần sử dụng trước hoặc không chia sẻ, dùng chung thuốc kháng sinh của mình cho người khác.

Thứ ba: Phòng chống nhiễm khuẩn bằng cách thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và giữ cho cơ thể khỏe mạnh.

Để thuốc kháng sinh phát huy tối đa tác dụng, đồng thời có thể giảm bớt tác dụng phụ không mong muốn bạn cần dùng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ: đúng thời điểm dùng thuốc, đúng liều, đúng thời gian điều trị.

Những loại kháng sinh nên uống xa bữa ăn: Là những loại thuốc kém bền vững trong môi trường dịch vị hoặc bị giảm hấp thu do thức ăn. Nên uống 1 giờ trước bữa ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn. Gồm có: nhóm penicillin (penicillin V, ampicillin, amoxycillin…). Nhóm cephalosporin (cefuroxime, cefixim…). Nhóm macrolid (clarythromycin, azithromycin, erythromycin…).

Những loại kháng sinh uống trong hoặc ngay sau bữa ăn: Là những loại không bị giảm hấp thu do thức ăn, gồm có: nhóm quinolon (milosacin, rosoxacin, ciprofloxacin…). Nhóm nitroimidazol (metronidazol, tinidazol…). Nhóm cyclin (tetracyclin, doxycyclin…).

Những loại kháng sinh tự nhiên
– Tỏi là một trong những thực phẩm chứa nhiều vitamin, dưỡng chất và các thành phần khác có tác dụng chống nhiễm khuẩn như cảm lạnh. Tỏi giúp tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm khuẩn một cách hiệu quả và được khuyên dùng khi muốn phòng bệnh cảm hoặc đang bị cảm lạnh.
– Mật ong, loại thực phẩm phổ biến được ưa chuộng nhờ có đặc tính sát khuẩn và kháng khuẩn. Không ít bài thuốc cổ truyền dùng mật ong để phối hợp điều trị nhiều loại bệnh với vai trò kháng sinh tự nhiên.Các nghiên cứu cho thấy mật ong chứa enzym giải phóng hydrogen peroxid, chống lại nhiễm khuẩn, chúng giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.Mật ong được xem là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch và là loại kháng sinh tự nhiên hiệu quả.
– Dấm, nghệ, dầu dừa, cải bắp, gừng, hạt bưởi cũng chứa kháng sinh tự nhiên. Cụ thể ở nghệ có nhiều đặc tính kháng khuẩn, rất tốt để chống vi khuẩn. Dầu dừa có đặc tính chống nấm, kháng khuẩn; dầu dừa có thể điều trị hiệu quả những nhiễm khuẩn thông thường.Cải bắp chứa nhiều vitamin C và lưu huỳnh, những thành phần này có tác dụng chống nhiễm khuẩn.Sử dụng loại thực phẩm này có tác dụng chống lại nhiễm khuẩn hiện tại hoặc phòng ngừa nhiễm khuẩn trong tương lai.
– Các nghiên cứu tại Mỹ cũng cho thấy tinh dầu chiết xuất hạt bưởi chùm có thể chống lại hiệu quả hàng trăm loại vi khuẩn và virus. Nó giúp tăng cường miễn dịch, thanh lọc cơ thể một cách tự nhiên.
– Thực phẩm lên men như dưa chua, sữa chua probiotic rất tốt cho sức khỏe và cũng bảo vệ cơ thể một cách tự nhiên chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây nhiễm khuẩn. Riêng gừng rất tốt trong điều trị các nhiễm khuẩng gây ra bởi vi khuẩn truyền qua thực phẩm. Đặc tính chống viêm của gừng giúp cơ thể loại bỏ các nhiễm khuẩn, từ đó giúp tăng cường miễn dịch của cơ thể.

Bách Nguyên (Theo songkhoe)

 

 

 

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram