Trước khi qua đời ở tuổi 76 cách đây 16 năm, trong Hội thảo về tương lai của vật lý lý thyết và vũ trụ học được tổ chức nhằm kỷ niệm 60 năm ngày sinh của Stephen Hawking, giáo sư Hawking mong muốn: "Dòng chữ" mà ông muốn được khắc trên bia mộ mình sau khi mất là phương trình:
Trong đó, S là entropy, là đại lượng đặc trưng cho trạng thái nhiệt động của một hệ, miêu tả những đặc tính vật lý của hố đen.
A là vùng chân trời sự kiện – k là hằng số Boltzmann – c là vận tốc ánh sáng – h là hằng số Planck- và G là hằng số Newton.
Đây được xem là phương trình nổi tiếng nhất của ông, chứa đựng những phát hiện và nghiên cứu về hố đen và bức xạ Hawking. Lỹ thuyết mà Stephen Hawking đưa ra là các hố đen có entropy và nhiệt độ, và nó không hoàn toàn đen đặc mà phát ra loại bức xạ có tên bức xạ Hawking.
Entropy của một lỗ đen tỷ lệ thuận với diện tích bề mặt của nó, không phải khối lượng của nó. Bề mặt của lỗ đen là chân trời sự kiện của nó, ở đó, không có gì có thể "trốn thoát".
Hiểu được nhiệt động lực học của các lỗ đen khiến Stephen Hawking phải áp dụng cơ học lượng tử vào những vật thể dày đặc, và điều này dẫn đến đề xuất của bức xạ Hawking.
Cho đến nay, hố đen được xem là một trong những vật thể khó quan sát nhất trong vũ trụ, do đó, các nhà khoa học hiện đại chưa thể quan sát được bức xạ Hawking. Họ hy vọng, trong tương lai, lý thuyết của ông sẽ được chứng minh.
Hy vọng rằng: "Thời gian sẽ trả lời tất cả" như đúng lời Stephen Hawking từng nói.
Stephen Hawking (8/1/1942 – 14/32018), sinh tại Oxford, Anh, là một nhà vật lý lý thuyết, vũ trụ học, tác giả viết sách khoa học thường thức người Anh. Ông từng là Giám đốc Nghiên cứu tại Trung tâm Vũ trụ học lý thuyết thuộc Đại học Cambridge, Anh.
Vì sự nghiệp với khoa học, ông vinh dự nhận được nhiều huân chương như Huân chương Tự do Tổng thống, Giải Wolf, là thành viên của Hội Nghệ thuật Hoàng gia và Viện Hàn lâm Khoa học Giáo hoàng.
Các tác phẩm khoa học nổi tiếng của Stephen Hawking: "Lược sử thời gian", "Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ"…
Bách Nguyên ( ST )