Sữa đậu nành là loại đồ uống bổ dưỡng tuy nhiên khi sử dụng bạn cần chú ý một số điểm sau để không gây hại cho sức khỏe.
Lợi ích cửa sữa đậu nành với sức khỏe
Trung bình cứ 250ml sữa đậu nành có thể cung cấp 25-31% canxi, 11-31% vitamin D, 89-125 calo, 6-10g protein, 1- 2g đường, 5g chất béo (trong đó 0.4g bão hòa).
Uống sữa đậu nành đều đặn có thể giúp cân bằng nội tiết tố estrogen, cải thiện kích thước vòng 1, chống lão hóa, làm đẹp da, giảm thiểu nguy cơ các bệnh tim mạch, rối loạn mãn kinh, giúp tăng cân hoặc giảm cân (tùy theo cách sử dụng), phòng chống lão xương…
6 điều cấm kỵ khi uống sữa đậu nành
Không uống sữa đậu nành chưa được đun sôi kỹ
Trong sữa đậu nành có chứa chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất khác không có lợi cho sức khỏe. Việc đun sôi sẽ giúp loại bỏ các chất này. Uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kỹ có thể gây ra tình trạng buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài…
Không dùng đường đỏ với sữa đậu nành
Đường đỏ có chứa nhiều axit hữu cơ (như axit lactic, axit acetic…) có tác dụng kết hợp các chất protit, canxi tạo thành các hợp chất biến tính, làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa đậu nành, giảm khả năng hấp thu dưỡng chất, không tốt cho hệ tiêu hóa.
Không uống sữa đậu nành cùng lúc với ăn trứng
Uống sữa đậu nành và ăn trứng cùng lúc sẽ không tốt cho việc hấp thu dinh dưỡng của hai loại thực phẩm này. Sữa đậu nành giàu protein thực vật, chất béo, carbohydrate, vitamin, khoáng chất và nhiều dưỡng chất khác. Trứng cũng là thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, kết hợp trứng và sữa đậu nành lại làm suy giảm dinh dưỡng của cả hai thực phẩm. Nguyên nhân là do trypsin trong sữa đậu nành kết hợp với protein trong lòng trắng trứng gây ra giảm giá trị dinh dưỡng.
Không uống sữa đậu nành thay nước lọc
Sữa đậu nành dù giàu dinh dưỡng nhưng không thể dùng thay nước lọc hàng ngày. Uống quá nhiều sữa đậu nành có thể gây đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy do dinh dưỡng không được cơ thể hấp thụ hơn. Ngược lại, cơ thể sẽ bị thiếu nước do phần sữa đậu nành dư thừa bị đào thải hết ra ngoài.
Không chứa sữa đậu nành trong phích giữ nhiệt
Phích giữ nhiệt giúp giữ cho đồ ăn, đồ uống luôn có độ ấm cần thiết để tiện sử dụng khi cần. Tuy nhiên, sữa đậu nành là thực phẩm mà bạn không nên lưu trữ trong dụng cụ này. Nhiệt độ trong phích có thể kích thích vi khuẩn phát triển, làm hỏng sữa đậu nành chỉ sau 3-4 giờ.
Không uống cùng thuốc
Uống sữa đậu nành cùng thuốc tetracycline, erythromycin… sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng và khiến công dụng của thuốc bị suy giảm.
Người bị bệnh dạ dày, đường ruột
Sữa đậu nành có tính hơi lạnh nên uống vào sẽ gây tiêu hóa không tốt, không thích hợp cho người hay gặp vấn đề về đường tiêu hóa. Dưới tác dụng của một số loại chất xúc tác, sau khi uống sữa đậu nành, người có hệ tiêu hóa không tốt có thể gặp tình trạng đầy bụng, chướng bụng,
Người đang uống kháng sinh
Thuốc kháng sinh có chứa erythromycin không được dùng chung với sữa đậu nành. Thuốc này gặp các chất trong sữa đậu nành sẽ gây ra phản ứng hóa học không có lợi cho sức khỏe. Bạn nên dùng hai thứ này cách nhau ít nhất 1 giờ đồng hồ.
Người bị sỏi thận
Sữa đậu nành có chứa hàm lượng oxalat cao. Chất này có thể kết hợp với canxi trong thận và tạo ra sỏi thận. Do đó, những người bị sỏi thận không nên uống nhiều loại sữa này.
Người thiếu kẽm
Sữa đậu nành có các chất ức chế như lectin, saponin không tốt cho cơ thể, cản trở việc hấp thụ kẽm. Việc đun sôi sữa trước khi uống sẽ giúp phân giải các chất không có lợi này. Tuy nhiên, người thiếu kẽm không nên uống quá nhiều sữa đậu nành và uống liên tục trong thời gian dài.
Người đang hồi phục sau phẫu thuật hoặc sau khi bị bệnh
Những người này đang có sức khỏe yếu, dạ dày và đường ruột không tốt, tốt nhất không nên uống sữa đậu nành. Sữa đậu nành tính lạnh, dễ gây ra buồn nôn, đau bụng đi ngoài và các triệu chứng khó chịu khác.
Bách Nguyên (Theo songkhoe)