ào mùa hè, bạn có thể uống nước lá tía tô nấu cùng những nguyên liệu này để thanh nhiệt, giải độc cơ thể đồng thời phòng ngừa bệnh tật.
Lá tía tô ngoài dùng làm gia vị cho các món ăn còn được đem nấu thành nước uống mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
Lá tía tô có giá trị dinh dưỡng cao với nhiều chất quan trọng như canxi, sắt, phốt pho, vitamin C…
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ), tía tô có vị cay, tính ấm, có tá dụng kích thích ra mồ hôi. Nước sắc và tinh chất chiết xuất từ lá tía tô còn có tác dụng giãn mạch ngoài da, hạ sốt, trừ cảm mạo.
Chiết xuất lá tía tô có đặc tính chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm, chống trầm cảm, biếng ăn và ngăn ngừa khối u.
Nước tía tô + chanh + sả + gừng có tá dụng thanh nhiệt, làm đẹp da, ngăn ngừa các tế bào K phát triển.
Để làm nước tía tô tía tô + chanh + sả + gừng bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: 15 ngọn tía tô đỏ còn tươi, 3 củ sả tươi, 7 gram gừng. Các nguyên liệu đem rửa sạch và bỏ vào nồi. Đổ ngập nước và đun sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp. Để nước nguội rồi lọc bỏ bã. Rót nước ra cốc, thêm vài lát chanh thái mỏng, khuấy đều và thưởng thức. Để dễ uống hơn, bạn có thể cho thêm một chút mật ong.
Lợi ích của nước lá tía tô + chanh + sả + gừng đối với sức khỏe
Ngăn ngừa tế bào K
Tía tô, chanh, sả, gừng đều chứa một lượng lớn các chất chống oxy hóa. Vì vậy, thức uống này có tác dụng chống oxy hóa tốt, giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào K. Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ các thực phẩm có chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể giảm khả năng mắc các loại bệnh K.
Làm sáng da
Các nguyên liệu trong đồ uống này có lượng calo thấp, giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa nên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có việc hỗ trợ tăng sinh collagen trong da.
Uống trà tía tô còn thúc đẩy quá trình hô hấp, trao đổi chất của da, làm da khỏe mạnh, hồng hào hơn.
Trong lá tía tô còn có vitamin E giúp duy trì và tăng cường độ ẩm cho da, làm da mịn màng, căng bóng.
Giảm cân
Tinh dầu lá tía tô có chứa alpha linolenat – một loại omega-3 thiết yếu, có lợi cho việc tăng cường sức khỏe tổng thể, giúp giảm cân.
Trong khi đó, một báo cáo được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ năm 2013 cho tháy polyphenol trong sả có thể tăng việc sử dụng năng lượng, tăng cường quá trình oxy hóa axit béo trong cơ thể.
Nhờ đó, việc sử dụng nước lá tía tô, chanh, sả, gừng sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp việc tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn, đốt cháy nhiều calo hơn.
Có lợi cho xương khớp
Lá tia tô các tính kháng khuẩn, kháng nấm cao, tác dụng giảm đau xương khớp, phòng ngừa các bệnh về xương khớp.
Người bị bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc đang mắc các bệnh xương khớp khác có thể dùng nước lá tía tô để hỗ trợ giảm các triệu chứng khó chịu.
Tốt cho dạ dày
Trong sả có chứa citral giúp bảo vệ dạ dày và tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Trong khi đó, lá tía tô có flavonoid giúp làm dịu các triệu chứng khó chịu ở dạ dày. Ngoài ra, tinh chất trong lá tía tô cũng giúp giảm viêm trong dạ dày, cải thiện hệ tiêu hóa.
Thải độc
Trà tía tô, chanh, sả, gừng còn một công dụng khác là thải độ cho cơ thể. Nó cũng cấp nhiều chất chống oxy hóa giúp lạch sạch cơ thể từ bên trong, giảm tích nước trong cơ thể.
Một số lưu ý khi sử dụng nước lá tía tô
Lá tía tô dù tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên lạm dụng vì nó có thể gây chướng bụng, đầy hơi và sinh ra các tác dụng phụ khác.
Phụ nữ mang thai, người đang sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại đồ uống này.
Bách Nguyên (Theo phunutoday)