Đẹp plus

Nhuộm tóc những tác hại mang lại

Làm đẹp bằng phương pháp nhuộm tóc thì không còn xa lạ gì nữa phải không nào? Nhưng vì quá phổ biến và dễ dàng nên không mấy ai quan tâm đến tác hại của nó. Được biết phần lớn trong tất cả các loại thuốc nhuộm tóc đếu có chứa 3 thành phần: Paraphenylenediamin (PPD), các amin thứ cấp, amoniac… đây là 3 loại hóa chất độc rất có hại cho sức khỏe.


Nhuộm tóc thường xuyên là nguyên nhân gây ra ung thư vú?

Vì vậy nếu không cẩn thận hoặc sử dụng quá liều thì hậu quả mà thuốc nhuộm để lại là không thể lường trước được.

 Nhuộm tóc thường xuyên là nguyên nhân gây ra ung thư vú?

Theo nghiên cứu của giáo sư Kefah Mokbel bác sĩ phẫu thuật ung thư vú đang làm việc tại bệnh viện Princess Grace (London), cũng là bác sĩ được vinh danh trong Top Doctor tại Anh vào hồi tháng 11 năm 2010, đã chứng minh phụ nữ sử dụng thuốc nhuộm tóc có nguy cơ mắc ung thư vú lên đến 14%, vì vậy ông khuyên một người trung bình một năm chỉ nên nhuộm tóc không quá 2 lần.

Tuy nhiên Giáo sư Mokbel cũng cho biết ông vẫn cần phải tiến hành một vài nghiên cứu thêm trước khi công bố kết quả cuối cùng một cách chính xác nhất. Trước đó thì các nhà nghiên cứu tại Phần Lan và Mỹ cũng từng đưa ra những cảnh báo tương tự nhưng họ cũng không giám chắc thuốc nhuộm có phải là nguyên nhân trực tiếp làm phụ nữ mắc ung thư vú hay không.


Tỉ lệ ung thư ở những người nhuộm tóc cao hơn 50% so với những người không sử dụng.

Ngoài ra PPD còn rất dễ gây dị ứng, chàm, hen, loét dạ dày, mẩn đỏ và có thể dẫn đến tử vong nếu bị ngộ độc. Ngoài ra thuốc nhuộm còn có thể làm người dùng trầm cảm và nhức đầu do tác dụng của Isoprophyl alcohol.

Theo một nghiên cứu của Viện Ung thư Quốc Gia (Mỹ) công bố nhuộm tóc càng lâu, dùng màu càng đậm thì nguy cơ mắc ung thư càng cao. Tỉ lệ ung thư ở những người nhuộm tóc cao hơn 50% so với những người không sử dụng.

Thuốc nhuộm ảnh hưởng đến mắt và da đầu

Những người có da đầu yếu và nhạy cảm thì tốt nhất không nên sử dụng thuốc nhuộm vì nó có chứa thành phần có thể gây ngứa, lở loét và rụng tóc. Nhiều trường hợp không chỉ ảnh hưởng đến da đầu mà còn gây mắt đỏ.

Gemma Wiliams (24 tuổi, Anh) là một trường hợp cụ thể, cô đã bị nhiễm trùng máu sau khi nhuộm tóc đen, da đầu và 2 tai đều bị tấy đỏ sau khi nhuộm về. Thuốc nhuộm đã ngấm vào máu khiến cơ thể phản ứng lại gây ra các tình trạng mắt đỏ, không thể mở mắt và giống như bị bỏng da hay kiên cắn. Các bác sĩ điều trị cho cô nói rằng nếu cô đến bệnh viện chậm trễ chỉ 1 giờ nữa thôi cô có thể phải bỏ mạng vì nhiễm độc.


Thuốc nhuộm chứa rất nhiều hóa chất rất độc hại cho con người

Nhuộm tóc ảnh hưởng đến nội tiết và thai nhi

Ngoài PPD thì trong thuốc nhuộm còn chứa APE (Alkylphenol exthoxylate) một thành phần có trong thuốc trừ sâu, vì vậy khi ngấm vào cơ thể gây rối loạn nội tiết. Đồng thời phụ nữ nhuộm tóc khi trong thai kỳ con sinh ra có nguy cơ mắc ung thư hơn 10 lần so với những người không nhuộm tóc.

Vậy có nên hay không vì làm đẹp mà mất đi quá nhiều thứ, làm đẹp là không sai nhưng làm ở đâu, khi nào và như thế nào cho an toàn mới là điều đúng đắn. Nếu bạn là người yêu thích những mái tóc vàng óng và đủ màu sắc thì nên chọn những sản phẩm từ tự nhiên như củ cải đường và hoa hồng.

Đồng thời cũng có rất nhiều phương pháp nhuộm tóc từ thiên nhiên mà có thể áp dụng bằng trứng gà, mật ong, bã cà phê, bồ kết,… Màu sắc tự nhiên hơn rất nhiều nhưng chỉ có một hạn chế là màu lưu lại không lâu.

Mong rằng qua bài viết này sẽ cho bạn cái nhìn đa chiều hơn về thuốc nhuộm và biết cách sử dụng sao cho hợp lý hơn!

Bách Nguyên ( Theo Suckhoegiadinh )

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram