Lá hương thảo
Lá hương thảo là loại thảo mộc tự nhiên được dùng nhiều trong nấu ăn. Tinh dầu chiết xuất từ lá hương thảo có thể nhanh chóng đánh bay bất cứ mùi hôi nào trên cơ thể nhờ khả năng ức chế sự phát tán của vi khuẩn gây mùi.
Ngoài ra, các hợp chất tinh dầu khác và chất diệp lục trong lá hương thảo cũng giúp hương thơm lưu lại bền lâu trên cơ thể.
Bạn có thể dùng lá hương thảo để làm trà uống hàng ngày.
Lấy 1/2 thìa lá hương thảo bỏ vào cốc nước nóng và ủ khoảng 5 phút. Bỏ phần bã ra và uống nước. Bạn có thể sử dụng lá hương thảo khô hoặc tươi đều được.
Ngoài ra, lấy 8-10 giọt lá hương thảo trộn với 30ml nước rồi thoa lên vùng da nhiều mồ hôi cũng giúp ngăn mùi hiệu quả. Vì lá hương thảo là nguyên liệu tự nhiên nên hiệu quả sẽ không nhanh và mạnh như các sản phẩm khử mùi được bày bán trên thị trường, bạn nên thực hiện cách này 2-3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cây xô thơm
Cây xô thơm là một loại thảo mộc mang đến hương thơm tự nhiên cho cơ thể nhờ chứa các hợp chất thơm như diosmetin, apigenin và luteolin. Loại lá này có tính kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây hại trên da nhờ đó đánh bay mùi cơ thể.
Lá xô thơm có tác dụng hạn chế hoạt động của tuyến mồ hôi, loại bỏ chất độc hại ra khỏi cơ thể đồng thời cải thiện sức khỏe răng miệng.
Bạn có thể sử dụng cây xô thơm để pha trà uống hàng ngày.
Hãy ngâm 1 thìa lá xô thơm khô hoặc tươi trong một cốc nước nóng khoảng 5 phút là có thể sử dụng.
Có thể cho thêm một ít nước cốt chanh vào khuấy đều rồi thưởng thức.
Ngoài ra, có thể ngâm 2 thìa lá xô thơm với 4 cốc nước nóng trong 10 phút rồi sử dụng nước này để làm sạch các vùng da nhiều mồ hôi, giúp loại bỏ vi khuẩn, ngăn ngừa mùi hôi.
Lưu ý, phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên sử dụng loại thảo mộc này. Người bình thường cũng không nên lạm dụng lá xô thơm vì nếu sử dụng với số lượng lớn, nó có thể gây ra triệu chứng chóng mặt.
Trà xanh
Trà xanh giàu chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa mùi hôi của cơ thể, làm sạch khoang miệng, ngừa mùi hôi miệng.
Trà xanh hỗ trợ hoạt động giải độc của cơ thể bằng cách hỗ trợ sản xuất glutathione, một chất chống oxy hóa có tác dụng vận chuyển, loại bỏ độc tố ra bên ngoài. Chất độc tích tụ càng ít thì cơ thể sẽ không có mùi hôi.
Ngoài ra, polyphenol trong lá trà xanh cũng giúp hơi thở thơm tho hơn nhà khả năng phá hủy và loại bỏ các hợp chất gây hôi miệng.
Bạn có thể cho 1-2 thìa cà phê lá trà vào cốc nước nóng và ủ 2-3 phút. Sau đó, lọc lấy nước và thưởng thức.
Rau mùi
Rau mùi có chứa tinh dầu, có thể giúp loại bỏ mùi hôi một cách hiệu quả. Lượng diệp lục phong phú trong lá rau mùi cũng giúp kiềm hóa cơ thể, làm sạch mạch máu, cải thiện mùi hôi cơ thể.
Ngoài ra, loại rau này còn có tác dụng kháng khuẩn, giúp chống lại vi khuẩn gây mùi, hỗ trợ giải độc cơ thể.
Nhai một ít rau mùi tươi cũng là biện pháp tạm thời giúp đẩy lùi mùi hôi miệng.
Bạn có thể cho 2 thìa cà phê rau mùi tươi thái nhỏ vào cốc nước nóng và ngâm khoảng 4 phút. Lọc lấy phần nước để uống.
Cỏ lúa mì
Có lúa mì (còn gọi là mầm lúa mì - wheat grass) chính là mầm mọc lên từ hạt lúa mì. Hợp chất diệp lục trong cỏ lúa mì rất đa dạng. Đây chính là chất có thể đánh bay mùi hôi cơ thể.
Cỏ lúa mì còn có tác dụng giúp cơ thể bài tiết mồ hôi thông qua việc cân bằng axit và các độc tố trong máu.
Cỏ lúa mì chứa nhiều vitamin B cùng các dưỡng chất thiết khác giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.
Bạn có thể lấy 2 thìa nước ép cỏ lúa mì pha với một cốc nước và uống vào buổi sáng lúc đói.
Ngoài ra, các loại trà làm từ có lúa mì cũng có tác dụng tốt đối với cơ thể.
Bách Nguyên (Theo lamdep)