Sống khoẻ

Làm thế nào để ăn cơm trắng mà không làm tăng chỉ số đường?

Đối với một số người mắc bệnh tiểu đường, cơm trắng là một trong những món ăn có nguy cơ bị loại bỏ khỏi khầu phần ăn đầu tiên vì cơm trắng có chỉ số đường huyết khá cao. Việc cắt bỏ cơm trắng khỏi khẩu phần ăn của người bị bệnh tiểu đường là nên hay không?

Có nên cắt bỏ cơm trắng trong khẩu phần ăn của người bị bệnh tiểu đường hay không?

Rất nhiều người mắc bệnh tiểu đường không dám ăn cơm vì cho rằng ăn cơm sẽ làm tăng đường huyết. Do đó, họ cắt bỏ hoàn toàn cơm và các thức ăn chứa tinh bột khác. Đây là tình trạng khá phổ biến ở những bệnh nhân mới bị tiểu đường. Tuy nhiên, chính hành động này lại khiến người mắc bệnh tiểu đường đối mặt với nguy cơ bị suy dinh dưỡng và hạ đường huyết quá mức, thậm chí dẫn đến hôn mê sâu và tử vong.

Quan điểm cắt bỏ cơm hay tinh bột trong khẩu phần ăn của người mắc bệnh tiểu đường là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Cụ thể hơn, người mắc bệnh tiểu đường vẫn cần duy trì đủ năng lượng mỗi ngày bằng cách đáp ứng đủ 4 nhóm chất cơ bản là đạm, tinh bột, chất béo và vitamin. Nếu người mắc bệnh tiểu đường không được ăn đủ 4 nhóm chất cần thiết kể trên sẽ có nguy cơ gặp rắc rối về đường tiêu hóa và không đáp ứng đủ năng lượng để cơ thể hoạt động bình thường.

Theo đó, người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn cơm trắng và tinh bột hằng ngày với một số lượng vừa phải và phù hợp với thể trạng bệnh của từng người mà không cần cắt bỏ hoàn toàn.


Không có một con số chính xác cho câu hỏi người mắc bệnh tiểu đường ăn cơm trắng với số lượng bao nhiêu để không làm tăng chỉ số đường huyết vì tùy vào chiều cao, cân nặng và thể trạng của từng người mà mỗi người sẽ có nhu cầu năng lượng khác nhau.

Về cơ bản, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường cần cắt giảm khoảng 10% tinh bột so với nhu cầu năng lượng bình thường mà cơ thể cần. Thay vào đó, người bệnh nên tăng 10% khẩu phần đạm.

Thông thường, nữ giới cao 1,51m – 1,55m, nặng 50kg thì cần 70g tinh bột trong 1 bữa chính. Với cách tính như thế, số lượng tinh bột sẽ tăng lên hoặc giảm xuống tùy vào mỗi người.

Thực tế cho thấy, có nhiều người mắc bệnh tiểu đường mặc dù chỉ ăn ½ bát cơm/ lần ăn nhưng đường huyết vẫn tăng cao. Tuy nhiên, một số người vẫn đảm bảo ăn đủ lượng tinh bột cần thiết những lượng đường huyết vẫn ổn định. Vậy sự khác biệt ở đây là gì?

Các chuyên gia cho biết, chỉ số đường huyết sau khi ăn tinh bột của từng người khác nhau là do có sự khác nhau trong cách ăn.

Theo chuyên gia, thứ tự ăn đúng mà người tiểu đường nên áp dụng vào mỗi bữa ăn là ăn rau trước rồi mới ăn thức ăn và cơm sau. Nếu áp dụng theo thứ tự này, lượng chất xơ trong rau sẽ điều chỉnh tốc độ, làm chậm quá trình hấp thu đường vào cơ thể.


Bên cạnh đó, về mặt sinh học, lượng chất xơ có trong rau là lượng chất cơ thể không thể tiêu hóa được. Do đó, ruột sẽ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa thức ăn. Điều này khiến cho những người ăn nhiều chất xơ sẽ cảm thấy ít đói và ăn mau no, no lâu dẫn đến nhu cầu tiếp nhận thức ăn và cơm trắng cũng giảm xuống.

Do đó, người mắc bệnh tiểu đường nên hình thành thói quen ăn rau trước rồi mới ăn cơm và thức ăn trong một bữa ăn để góp phần ổn định đường huyết trước và sau khi ăn.

Bách Nguyên (Theo Sống khỏe)

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram