Sống khoẻ

Kinh nguyệt nhiều hay ít thì có hại?

Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hay dài, lượng máu ra trong những ngày "đèn đỏ" nhiều hay ít còn phụ thuộc vào cơ địa, điều kiện sức khỏe của mỗi người. Thế nhưng, lượng kinh nguyệt quá ít hay quá nhiều đều là những dấu hiệu của bệnh tật.

Kinh nguyệt nhiều hay ít còn phụ thuộc các yếu tố như: chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu chất dinh dưỡng (chủ yếu là nhóm vitamin có liên quan đến hoạt động nội tiết sinh dục như A, C, E), sử dụng nhiều đồ uống có cồn, đồ uống chứa caffeine, nước ngọt có ga…

Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hay dài, lượng máu ra trong những ngày "đèn đỏ" nhiều hay ít còn phụ thuộc vào cơ địa, điều kiện sức khỏe của mỗi người. Ảnh minh họa

Nhiều chị em băn khoăn về lượng kinh của mình, người thì than là nhiều quá, người thì kêu ít quá, rồi lại lúc nhiều, lúc ít… Điều quan trọng là chu kỳ kinh nguyệt của chị em phải đều và không có dấu hiệu bất thường như chậm kinh, rút ngắn kỳ kinh, máu kinh có mùi hôi...

Tuy nhiên, một vấn đề khác liên quan đến kinh nguyệt mà chị em cũng cần hết sức lưu ý là: lượng kinh nguyệt quá ít hay quá nhiều đều là những dấu hiệu của bệnh tật. Vì sao vậy?

Kinh nguyệt ra nhiều

Rất khó để xác định chính xác kinh nguyệt ra nhiều là gì vì chúng khác nhau ở mỗi người phụ nữ. Có thể tình trạng này là bình thường ở một số người nhưng có thể là sự bất thường ở người khác. Hầu hết phụ nữ sẽ mất ít hơn 80ml trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, trung bình là khoảng 50 - 80ml. Thế nên, chảy máu kinh nguyệt nhiều được định nghĩa là mất từ 80ml máu trở lên trong mỗi kỳ kinh, hoặc có kinh kéo dài hơn 7 ngày hoặc cả hai yếu tố này cùng xảy ra.

Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết tình trạng kinh nguyệt ra nhiều đó là: Phải thay băng vệ sinh 2 giờ/ lần; Có cục máu đông lớn hơn 2,5cm; Máu kinh chảy nhiều ra quần áo hoặc giường. Việc mất nhiều máu đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn hoặc không, tùy thuộc vào thể chất chung và các yếu tố cá nhân khác.

Nguyên nhân phổ biến nhất của kinh nguyệt ra nhiều là:

Do tử cung không thể co bóp đúng cách. Các cơn co thắt của tử cung thường giúp làm bong lớp niêm mạc của tử cung và đảm bảo rằng máu không kéo dài quá lâu.

Các cơ của tử cung bị ngăn cản không cho co bóp đúng cách nếu các khối u lành tính lớn hơn như u xơ hoặc polyp cản đường.

Dải mô sẹo trong tử cung cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra kinh nguyệt nhiều và viêm nhiễm trong tử cung hoặc ống dẫn trứng.

Rối loạn nội tiết tố, rối loạn đông máu.

U xơ.

Lạc nội mạc tử cung được tìm thấy bên ngoài tử cung.

U tuyến.

Bệnh viêm vùng chậu (PID).

Ung thư tử cung.

Buồng trứng đa nang.

Suy giáp.

Bệnh tiểu đường.

Kinh nguyệt quá ít

Kinh nguyệt quá ít có thể là hậu quả của sự căng thẳng não bộ, suy nhược cơ thể... Nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nào đó trong người như thiếu máu, bệnh gan, đái tháo đường, do chế độ dinh dưỡng không tốt, nội tiết không điều hòa, bị lao bộ phận sinh dục, dính cổ tử cung... Kinh nguyệt ra ít do có thai ngoài tử cung. Khi có thai, phụ nữ sẽ bị mất kinh nguyệt. Nhưng cũng có một số ít trường hợp phụ nữ vẫn có kinh khi có thai nhưng với số lượng rất ít.

Nguyên nhân khiến kinh nguyệt ít là:

Thay đổi cân nặng có thể khiến chu kỳ kinh kéo dài hoặc ngắn hơn bình thường, cùng với đó là lượng kinh nguyệt ra ít hoặc nhiều hơn.

Sự mất cân bằng về tâm lý như: stress, lo lắng, trầm cảm, sốc tâm lý...

Do mắc bệnh cường giáp.

Do sử dụng các các biện pháp tránh thai không phù hợp như: uống thuốc tránh thai, dùng miếng dán tránh thai, dùng vòng tránh thai nội tiết...

Do đến tuổi mãn kinh.

Kinh nguyệt tháng nhiều tháng ít

Nếu thấy kinh nguyệt có dấu hiệu thất thường tháng nhiều tháng ít, bạn nên suy nghĩ tới khả năng do bạn bị rối loạn sức khỏe và tinh thần, áp lực căng thẳng hoặc do mắc một số căn bệnh phụ khoa, bệnh u xơ tử cung, viêm nhiễm tử cung, rối loạn chức năng gan…

Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều cần phải kể đến chính là do mất cân bằng nội tiết tố. Hiện tượng này xảy ra do lượng hormone trong máu có sự thay đổi. Nó không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, khiến cho nhan sắc phái đẹp bị suy giảm mà còn là tác nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt. Ngoài ra còn do vô số các nguyên nhân khác như thay đổi cân nặng, rối loạn tuổi mãn kinh, phụ nữ sau sinh, các tác dụng phụ của thuốc…

Lời khuyên của bác sĩ

Chị em cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình kéo dài bao lâu, lượng máu kinh mất đi, số băng vệ sinh sử dụng mỗi ngày… nhằm phát hiện sớm những tình huống, tránh ảnh hưởng tới sinh hoạt và công việc. Tốt nhất 6 tháng phải đi khám phụ khoa một lần để tầm soát và phát hiện những dấu hiệu bệnh, từ đó kiểm tra tìm nguyên nhân và có hướng can thiệp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Bách Nguyên (Theo songkhoe)

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram