Nếu bạn phải sử dụng một lọ kem chống nắng đã hết hạn, gần như không thể biết được lượng SPF đó có thể đã giảm bao nhiêu. Tất cả phụ thuộc vào cách bạn bảo quản nó.
Thời hạn sử dụng của kem chống nắng thường được các nhà sản xuất ghi trên bao bì, nếu không có, theo quy định hạn sử dụng là ba năm sau ngày bạn mua kem về. Tuy nhiên, điều đó không đảm bảo kem chống nắng của bạn sẽ có hiệu quả lâu dài.
Tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc ánh nắng mặt trời, như để trong xe vào mùa hè sẽ làm tăng tốc độ xuống cấp của kem chống nắng. Đó là vì sức nóng phá vỡ các hoạt chất bảo vệ chống lại tia cực tím (tia UV). Sự xuống cấp này cũng sẽ xảy ra ở nhiệt độ phòng, nhưng chậm hơn nhiều.
Tại sao kem chống nắng hết hạn?
Có hai loại kem chống nắng chính: hóa học và vật lý. Cả hai đều bảo vệ chống lại tia UV và chúng chỉ khác nhau về các thành phần. Điều này ảnh hưởng phần lớn đến việc chúng sẽ hết hạn như thế nào.
Thời hạn sử dụng của kem chống nắng thường được các nhà sản xuất ghi trên bao bì, nếu không có, theo quy định hạn sử dụng là ba năm sau ngày bạn mua kem về.
Kem chống nắng hóa học hết hạn như thế nào?
Các thành phần hoạt động trong hầu hết các loại kem chống nắng hóa học là các biến thể của vòng benzen, có cấu trúc ổn định cho phép phân tử hấp thụ tia UV. Theo thời gian và trong điều kiện khắc nghiệt, các liên kết giữ vòng với nhau sẽ bắt đầu bị phá vỡ và hợp chất sẽ không còn hiệu quả trong việc ngăn chặn các tia UV có hại.
Ngoài các hoạt chất này, kem chống nắng hóa học còn chứa các thành phần không hoạt động giúp ổn định các thành phần hoạt động, hỗ trợ hấp thụ, giữ ẩm cho da, tương tự như kem dưỡng da
Nếu bạn mở một lọ kem chống nắng hóa học, dù hết hạn hay không, và nhận thấy độ đậm đặc hoặc màu sắc của kem chống nắng đã thay đổi, những thành phần không hoạt động này có lẽ cũng đã xuống cấp, và bạn nên vứt bỏ nó đi.
Đối với kem chống nắng vật lý, hoặc dựa trên khoáng chất, các thành phần hoạt động cho phép phản xạ lại bức xạ của tia UV thay vì hấp thụ như kem chống nắng hóa học. Những loại kem chống nắng vật lý này thường có dạng như kem dưỡng da, trong đó các thành phần hoạt động như oxit kẽm hoặc titan dioxide tồn tại lơ lửng trong các thành phần không hoạt động, cho phép bạn sử dụng thoa lên da mà không phải lo về độc hại.
Tuy nhiên, các hạt nano mịn trong oxit kẽm và titan dioxide đậm đặc hơn môi trường xung quanh và theo thời gian, sẽ kết tụ lại với nhau và phân bố không đều trong kem dưỡng da. Kết quả là, khi thoa kem chống nắng vật lý sẽ khiến các khoáng chất bảo vệ phân bố không đều để tạo thành một lớp kín kẽ. Một vài chỗ có quá nhiều và không có sự bảo vệ của các khoáng chất giống như những chỗ khác.
Các thành phần hoạt động trong kem chống nắng vật lý có thể không bị suy giảm chất lượng như cách suy giảm của các phân tử hấp thụ tia UV trong kem chống nắng hóa chất, nhưng các thành phần không hoạt động trong loại kem này khi hết hạn có thể dẫn đến các vấn đề khi sử dụng.
Điều gì xảy ra nếu sử dụng kem chống nắng hết hạn
Các loại kem chống nắng có chỉ số SPF càng thấp càng dễ gặp rủi ro hơn khi đã hết hạn. Một lọ kem chống nắng có chỉ số SPF 15 có thể có các hoạt chất tương tự như một chai có SPF 50, nhưng chai SPF 15 sẽ có nồng độ hoạt chất thấp hơn. Vì vậy, nếu nó hết hạn, chai SPF 15 đó có thể đã mất gần như toàn bộ khả năng bảo vệ làn da khỏi bức xạ UV.
Nếu bạn phải sử dụng một lọ kem chống nắng đã hết hạn, gần như không thể biết được lượng SPF đó có thể đã giảm bao nhiêu.
Nếu bạn phải sử dụng một lọ kem chống nắng đã hết hạn, gần như không thể biết được lượng SPF đó có thể đã giảm bao nhiêu. Tất cả phụ thuộc vào cách bạn bảo quản nó. Các chuyên gia khuyên nên mua ít nhất một lọ kem chống nắng mới mỗi năm nếu có thể, để đảm bảo hiệu quả cao nhất mà các thành phần có trong kem chống nắng mang lại.
Nhưng một lọ kem chống nắng mới chỉ là một trong số nhiều cách bạn nên tự bảo vệ mình khỏi tác hại của tia cực tím. Quần áo, mũ rộng vành, ở trong bóng râm, tránh ánh nắng mặt trời trong lúc cường độ tia cực tím cao nhất và kính râm lọc tia cực tím cũng là những cách hiệu quả để bảo vệ cho làn da.
Bách Nguyên (Theo suckhoegiadinh)