Tiêu dùng

Đảm bảo an toàn cho cộng đồng khi giải trí trên nền tảng TikTok

TikTok chính thức công bố báo cáo \"Tìm hiểu các biện pháp ứng phó hiệu quả trong giáo dục phòng ngừa đối với những thử thách trực tuyến nguy hiểm\".

Báo cáo này là kết quả của một dự án quy mô toàn cầu, tìm hiểu về xu hướng hành vi của giới trẻ khi tham gia các thử thách tiềm ẩn những nguy hiểm, các trò lừa bịp có thể dẫn đến tự sát hoặc tự hại bản thân. TikTok đã uỷ quyền cho Tổ chức Bảo hộ Độc lập Praesidio Safeguarding trong viện thực hiện báo cáo, với mẫu khảo sát hơn 10.000 người từ nhiều quốc gia bao gồm Anh, Argentina, Brazil, Đức, Indonesia, Mexico, Mỹ, Úc, Ý và Việt Nam, đồng thời, nhận được sự đóng góp, phê bình của hội đồng các chuyên gia, bác sĩ tâm lý và nhà khoa học hành vi hàng đầu thế giới về sự phát triển của trẻ em.


Trong những tháng vừa qua, TikTok đã khởi động một dự án quy mô toàn cầu để tìm hiểu về xu hướng hành vi của giới trẻ khi tham gia các thử thách tiềm ẩn những nguy hiểm, các trò lừa bịp có thể dẫn đến tự sát hoặc tự hại bản thân.

3 mục tiêu chính của dự án:

Xem xét và đánh giá mức độ hiệu quả của các biện pháp ứng phó đối với các thử thách tự sát và tự gây hại cho bản thân.

Tìm kiếm những cách thức mới nhằm hỗ trợ tốt hơn cho thanh thiếu niên, cha mẹ và thầy cô trên toàn thế giới.

Nâng cao hiểu biết của cộng đồng về vấn đề này bằng cách chia sẻ những thông tin báo cáo

Để hiện thực hoá những mục tiêu này, TikTok đã:

Khảo sát hơn 10.000 người đến từ các quốc gia Argentina, Úc, Brazil, Đức, Ý, Indonesia, Mexico, Anh, Mỹ và Việt Nam.

Uỷ quyền Tổ chức Bảo hộ Độc lập Praesidio Safeguarding trong viện thực hiện báo cáo, đưa ra những kết quả nghiên cứu và khuyến nghị quan trọng. Báo cáo "Tìm hiểu các biện pháp ứng phó hiệu quả trong giáo dục phòng ngừa đối với những thử thách trực tuyến nguy hiểm" được viết bởi Tiến sĩ Zoe Hilton, Giám đốc và Nhà sáng lập Praesidio Safeguarding.

Tập hợp hội đồng 12 chuyên gia hàng đầu thế giới về an toàn trẻ em để đưa ra những lời phê bình và góp ý cho bài báo cáo của tiến sĩ Hilton, bao gồm Ximena Díaz Alarcón (Argentina), Giáo sư Amanda Third (Úc), Fabiana Vasconcelos (Brazil), Jutta Croll (Đức), Tiến sĩ Maura Manca (Ý), Anne Collier (Hoa Kỳ), Diena Haryana (Indonesia), Karl Hopwood (Vương quốc Anh), Stephen Balkam (Hoa Kỳ), Nguyễn Phương Linh (Việt Nam), Daniela Calvillo Anhulo (Mexico) và Tiến sĩ Najla Alnaqbi (UAE).

Hợp tác và tham khảo ý kiến của Tiến sĩ Richard Graham – bác sĩ tâm thần lâm sàng chuyên về sự phát triển lành mạnh của trẻ vị thành niên và Tiến sĩ Gretchen Brion-Meisels – nhà khoa học hành vi chuyên về phòng ngừa rủi ro cho trẻ vị thành niên.

Bài học từ những thử thách trực tuyến

Có thể thấy, phần lớn các thử thách trên mạng đều vui nhộn và an toàn. Thử thách #icebucketchallenge (thử thách "xô nước đá") nhằm nâng cao nhận thức về hội chứng xơ cứng teo cơ một bên, hay thử thách #BlindingLightsChallenge gắn kết các thành viên trong gia đình là hai ví dụ điển hình cho các trào lưu ý nghĩa được cộng đồng mạng tích cực hưởng ứng. Tuy nhiên, không thể phủ nhận hiểm hoạ đến từ một số thử thách nguy hiểm đang được lan truyền gần đây. Trước thực tế này, nhóm nghiên cứu muốn xác định động cơ thúc đẩy thanh thiếu niên tham gia vào những thử thách này, phương pháp trẻ sử dụng để đánh giá rủi ro và tìm ra phương án để đảm bảo an toàn cho các em.


Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trước khi tham gia thử thách, trẻ vị thành niên có vận dụng một loạt những phương pháp đánh giá rủi ro, bao gồm xem video mọi người thử làm, đọc bình luận và nói chuyện với bạn bè. Trao quyền và hướng dẫn trẻ phương pháp tự cân nhắc, suy nghĩ thấu đáo về rủi ro chính là chiến lược phòng tránh hữu hiệu nhất. Cụ thể, 46% thanh thiếu niên được khảo sát muốn được cung cấp thông tin chi tiết về mức độ nguy hiểm và thông tin về việc thế nào là vượt quá giới hạn.

Phát hiện từ những trò lừa bịp tự sát và tự làm hại bản thân

Những trò lừa bịp tự sát và tự làm hại bản thân này có điểm chung là cố gắng thuyết phục người chơi tin vào một điều gì đó đáng sợ không có thật. Trong những trường hợp trước đây, trẻ em bị kích động bằng một đoạn tin nhắn đe doạ giả mạo, dụ dỗ các em thực hiện các thử thách với cấp độ khó tăng dần, cuối cùng là tự kết liễu bản thân. Nếu không muốn chịu những hậu quả đáng sợ như lời hăm doạ, các em phải tiếp tục lan truyền những tin nhắn này và mời thêm bạn bè tham gia trò chơi. Mặc dù hành động này tưởng chừng vô hại, nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng, 31% trẻ vị thành niên từng tiếp cận những trò lừa bịp nguy hiểm này đã bị ảnh hưởng tiêu cực. Trong đó 63% số trẻ cảm thấy bị tổn hại tinh thần.

Chúng tôi hiểu rằng các bậc phụ huynh rất thận trọng khi trao đổi với trẻ về chủ đề này. Nhiều phụ huynh lo ngại rằng việc chủ động đề cập sẽ vô tình thúc đẩy tính tò mò, hiếu kì ở những trẻ vốn sẽ không tiếp xúc với thử thách đó. 56% phụ huynh đồng tình rằng họ sẽ không nhắc đến những trò lừa bịp này trừ khi trẻ đề cập đến vấn đề đó trước. Ngoài ra, 37% phụ huynh tin rằng các trò lừa bịp là một chủ đề rất khó nói nếu không gợi lên sự quan tâm của trẻ.

Đẩy mạnh những nỗ lực bảo vệ cộng đồng

Chúng tôi đã vận dụng những kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Hilton để tiếp tục hoàn thiện các chính sách tại TikTok và mong rằng báo cáo này cũng trở thành nguồn tài nguyên hữu ích cho các nhà giáo dục, phụ huynh, các tổ chức phi chính phủ và cả các nền tảng khác. Bên cạnh đó, TikTok cũng không ngừng cải tiến các tính năng an toàn hiện có.

Nghiên cứu này cũng đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về hiểm hoạ khôn lường của những trò lừa bịp tự làm hại bản thân. Ngay cả khi được chia sẻ với mục đích giáo dục, chủ đề này vẫn gây tổn thương tinh thần cho các em. Bên cạnh việc xoá các video độc hại và thực hiện các biện pháp để ngăn chặn sự lan truyền của trào lưu nguy hiểm này, chúng tôi sẽ gỡ những cảnh báo thất thiệt dẫn đến sự hoang mang, sợ hãi không cần thiết cho người dùng, bởi những cảnh báo này có thể vô tình khiến người dùng hiểu nhầm về tính xác thực của những trò lừa bịp. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tiếp tục khuyến khích những cuộc thảo luận nhằm giải toả sự hoang mang và cung cấp thông tin chính xác về vấn đề này trên nền tảng TikTok.

Xây dựng những chính sách mạnh mẽ kết hợp với các biện pháp phát hiện và thực thi quyết liệt chính là trọng tâm trong cam kết bảo đảm một môi trường an toàn và thân thiện dành cho tất cả người dùng của chúng tôi. TikTok đã có những bước tiến về công nghệ trong việc báo động đến bộ phận an toàn của chúng tôi khi phát hiện số lượng video vi phạm trong cùng một hashtag tăng đột biến. Ví dụ, #FoodChallenge là nơi người dùng chia sẻ các công thức nấu ăn. Trong trường hợp có sự gia tăng đáng ngờ của các nội dung vi phạm liên quan tới hashtag này, chúng tôi sẽ tìm hiểu nguyên nhân và có các biện pháp xử lý để kịp thời ngăn chặn các hành vi gây hại trên nền tảng.

Ra mắt nguồn tài nguyên mới hỗ trợ cộng đồng người dùng TikTok

Một phát hiện đáng chú ý nữa trong báo cáo này chính là việc trẻ vị thành niên, phụ huynh và các nhà giáo dục đều cần được tiếp cận với nguồn thông tin chi tiết, xác thực về những thử thách và trò lừa bịp trực tuyến. Thấu hiểu điều này, TikTok đã phối hợp cùng Tiến sĩ Graham, Brion-Meisels và Anne Collier (Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành The Net Safety Collaborative) để phát triển một nguồn tài nguyên hoàn toàn mới chuyên giải đáp các thắc mắc của cộng đồng về thử thách và trò lừa bịp trực tuyến. TikTok mong rằng nguồn tài nguyên mới này sẽ giúp các bậc phụ huynh có cách tiếp cận phù hợp khi thảo luận và định hướng cho con cái.

TikTok cũng đã làm việc với Tiến sĩ Graham và Tiến sĩ Brion-Meisels để cải thiện ngôn từ trong các nhãn cảnh báo hiển thị khi người dùng tìm kiếm các nội dung liên quan đến các thử thách và trò lừa bịp. Ngoài ra, người dùng cũng được khuyến khích truy cập Trung tâm An toàn để tìm hiểu thêm, và nếu người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan tới trò lừa bịp dẫn đến tự sát, chúng tôi cũng sẽ hiển thị các thông tin ngăn chặn đi kèm.

Linh An

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram