Cảm cúm và cảm lạnh là 2 căn bệnh dễ mắc phải nhất ở nơi công sở. Khi bị cảm cơ thể bạn nặng nề và mệt mỏi, ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng, hãy thực hiện theo những bí quyết sau đây sẽ giúp bạn tránh bị cảm cúm suốt cả năm.
Trong thực tế, có hơn 200 loại virus có thể gây ra cảm cúm thông thường, các triệu chứng có xu hướng thay đổi rất nhiều. Mặc dù hơn 200 loại virus có thể gây ra cảm cúm thông thường, nhưng Rhinovirus là thủ phạm phổ biến nhất và nó rất dễ lây.
Một virus xâm nhập vào cơ thể thông qua miệng hoặc mũi. Các virus có thể lây lan qua các giọt nhỏ trong không khí khi một ai đó bị bệnh ho, hắt hơi hoặc nói. Nhưng nó cũng lây lan bằng tay liên hệ với người bị cảm cúm hoặc bằng cách sử dụng các đối tượng chia sẻ, chẳng hạn như dụng cụ, khăn, đồ chơi hoặc điện thoạọa. Sau khi tiếp xúc với mắt, mũi hay miệng có khả năng nhiễm virus cảm cúm.
Hầu hết người lớn có thể có cảm cúm thông thường 2-4 lần/năm. Trẻ em, đặc biệt là trẻ mẫu giáo có thể có cảm cúm thông thường nhiều sáu đến 10 lần mỗi năm.
Virus cảm cúm gần như luôn luôn hiện diện trong môi trường. Nhưng các yếu tố sau có thể tăng cơ hội có bị cảm cúm:
- Trẻ sơ sinh và trẻ em mẫu giáo đặc biệt dễ bị cảm cúm thông thường, vì chưa phát triển sức đề kháng với hầu hết các virus gây ra chúng.
– Theo các tuổi tác hệ miễn dịch có sự yếu khỏe khác nhau, và virus cảm cúm cũng sẽ có sự xâm nhập vào cơ thể khác nhau. Ví như trẻ em 1-3 tuổi hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên virus cảm cúm cũng dễ dàng xâm nhậm hơn…
– Thời gian trong năm cả trẻ em và người lớn dễ bị cảm cúm trong mùa Thu và mùa Đông . Bởi vì trẻ em được đến trường và hầu hết mọi người đang dành rất nhiều thời gian trong nhà. Ở những nơi không có mùa Đông cảm cúm là thường xuyên hơn trong mùa mưa.
Các dấu hiệu và triệu chứng của cảm cúm thông thường có thể bao gồm:
– Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, ngứa hoặc đau họng, ho, xung huyết mắt, cơ thể đau nhức hoặc đau đầu nhẹ, hắt hơi, chảy nước mắt, sốt mức độ thấp (lên đến 39 độ C), mệt mỏi nhẹ.
– Nói chung trẻ em bị bệnh nặng với một cảm cúm thông thường hơn so với người lớn và thường phát triển các biến chứng như nhiễm trùng tai. Không cần phải gặp bác sĩ với cảm cúm thông thường.
Hầu hết mọi người phục hồi từ cảm cúm thông thường trong 1-2 tuần. Nếu các triệu chứng không cải thiện, gặp bác sĩ. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng, hãy thực hiện theo những bí quyết sau đây sẽ giúp bạn phòng tránh cảm cúm suốt cả năm:
- Massage phòng ngừa cảm cúm, tăng cường sức khỏe
Massage giúp máu lưu thông tốt, kích thích hệ mạch bạch huyết khỏe mạnh. Đặc biệt mùa Đông khi mà sự lưu thông máu và sự trao đổi chất chậm hơn thì con người càng cần được massage thường xuyên để tuần hoàn máu bình thường, cũng như loại bỏ các độc tố trong máu và tăng nguồn năng lượng mới tới mao mạch dễ dàng, phòng tránh được nhiều bệnh khác, trong đó có bệnh cảm cúm.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng massage có thể giảm bớt sự lo lắng, hạ huyết áp và nhịp tim. Trong quá trình massage những căng thẳng phiền muộn của bạn sẽ tan biến, đây là chìa khóa giúp tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn ngừa cảm cúm.
Chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh tần suất massage bao nhiêu là mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, bạn nên thực hiện liệu pháp massage giảm stress mỗi tháng 1 lần (hoặc nhiều hơn) để mang lại các lợi ích về sức khỏe cho cơ thể, và tăng cường sức khỏe, cũng như phòng tránh virus cản cúm dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.
- Tắm nước lạnh phòng tránh virus cảm cúm xâm nhập
Tắm nước lạnh là một cách tuyệt vời để tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể phòng tránh virus cảm cúm xâm nhập, giúp cơ thể sản sinh thêm nhiều bạch cầu – các tế bào này sẽ có vai trò bảo vệ cơ thể khỏi những mầm bệnh xâm nhập, trong đó có bệnh cúm.
Ngoài ra, nước lạnh kích thích não bộ sản sinh noradrenaline – một trong những chất trong cơ thể giúp chống trầm cảm, vì vậy việc tắm nước lạnh có thể làm cho bạn cảm thấy sảng khoái hơn rất nhiều, điều này là tiền đề khiến sức khỏe của bạn tốt nên và phòng tránh được bệnh tật, trong đó có cảm cúm.
Chúng ta vẫn nghĩ rằng, tắm nước nóng thì sẽ tốt hơn cho cơ thể nhưng sự thật thì nếu muốn phòng ngừa cảm lạnh, cảm cúm hãy tắm nước lạnh mỗi ngày.
- Trà gừng thức uống tốt phòng tránh cảm cúm
Y học Trung Quốc dùng gừng cho bệnh nhân bị cảm lạnh hoặc cúm. Nó hoạt động như một kháng histamin cũng như làm thông mũi.
Gừng còn chứa gingerol và shogaol có tác dụng thông mũi, thông xoang vì thế cũng rất tốt cho hệ hô hấp, trị các chứng cảm mạo, viêm họng và dị ứng mãn tính. Nhờ hoạt tính kháng khuẩn, gừng giúp hạn chế sự lây lan của virus cúm và virus cảm lạnh.
Khi bị lạnh hoặc có dấu hiệu sắp bị cảm lạnh, cảm cúm hãy nhanh chóng uống một cốc trà gừng đường đỏ nóng, sau đó lên giường ngủ sớm, những triệu chứng của cảm cúm, cảm lạnh dễ dàng biến mất ngay vào sáng hôm sau.
Gừng sẽ phát huy hiệu quả và tránh được cảm cúm tốt nhất khi bạn ăn trực tiếp thay vì chế biến. Tuy nhiên, nếu không chịu được vị cay nồng khi ăn trực tiếp bạn có thể sử dụng mứt gừng hoặc các thực phẩm được chế biến từ gừng.
- Rửa tay thường xuyên để virus cảm cúm tránh xa
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, vệ sinh tay hằng ngày là biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa cảm cúm và cảm lạnh. Tuy nhiên không có nhiều người biết điều này.
Bên cạnh đó không thể lơ là việc giữ gìn vệ sinh để bảo vệ cơ thể khỏi virus cảm cúm gây bệnh. Thật khó để đối phó với những thay đổi của thời tiết nhưng không quá khó để hình thành thói quen tắm và rửa tay với xà phòng hàng ngày để tự bảo vệ chính mình.
Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên với nước ấm trong ít nhất 1 phút là biện pháp cực kỳ hữu hiệu để ngăn ngừa virus cảm cúm xâm nhập vào cơ thể.
Dưới đây là 6 bước rửa tay đúng cách phòng tránh cảm cúm:
– Làm ướt hai bàn tay dưới vòi nước sạch hoặc dùng gáo sạch để múc nước rửa tay. Xoa xà phòng và chà xát hai lòng bàn tay vào nhau.
– Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn, xoay lần lượt từng ngón tay của bàn tay kia.
– Dùng lòng bàn tay này chà xát lên mu bàn tay kia và ngược lại.
– Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón tay của bàn tay kia
– Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại.
– Xả cho tay sạch hết xà phòng bằng nước sạch, lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch.
- Vitamin C và kẽm tăng cường sức đề kháng, phòng tránh cảm cúm
Vitamin C giúp tăng cường chức năng của các bạch cầu, đồng thời làm tăng nồng độ interferon, ảnh hưởng lên nhiều chức năng miễn dịch. Nhờ vitamin C, khả năng kháng bệnh của các tế bào miễn dịch được cải thiện hiệu quả giúp loại bỏ các yếu tố gây bệnh, giữ hệ hô hấp được bảo toàn.
Vitamin C và kẽm có tác dụng kép giúp cơ thể khỏe mạnh và làn da tươi trẻ, tăng sức đề kháng, phòng ngừa cảm cúm và nhiễm trùng.
Đặc biệt là đối với những người đang chịu đựng nhiều căng thẳng, vitamin C và kẽm có thể giúp ngăn chặn virus cúm từ môi trường bên ngoài.
Hãy uống bổ sung 500mg mỗi ngày khi cỡ thể có dấu hiệu cảm cúm.
Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, có công dụng hành khí trệ (ấm bụng tăng cường chuyển hóa), làm ấm tỳ vị, giải độc và sát trùng. Tỏi có thể làm thông mũi, giảm nghẹt mũi, sổ mũi.
Còn theo các nghiên cứu hiện đại, thành phần hoạt chất chính trong tỏi là allicin (hoạt chất chứa gốc lưu huỳnh tạo nên mùi vị đặc trưng của tỏi) có tác dụng kích thích hô hấp mạnh, làm thông thoáng đường thở, tăng cường trao đổi khí ở phổi, chống lại các loại vi khuẩn, virus. Vì vậy, tỏi có tác dùng điều trị các triệu chứng cảm cúm.
Tỏi là phương thuốc chữa cảm cúm hàng đầu được khuyên dùng vì sự an toàn và hiệu quả khi sử dụng. Để điều trị cảm cúm bằng tỏi bạn chỉ cần giã tỏi cho nát và ngửi nhiều lần.
Ngoài khả năng chống cảm cúm, tỏi còn rất giàu chất chống ôxy hóa, giúp tăng cường khả năng miễn dịch và chống viêm. Bổ sung tỏi vào khẩu phần ăn mỗi ngày của bạn để cơ thể khỏe mạnh không còn cảm cúm.
- Sống lạc quan phòng chống bệnh tật, ngăn ngừa cảm cúm và virus cúm hiệu quả
Tại sao có những người vẫn sống khỏe mạnh rất lâu sau khi biết mình bị bệnh, nhưng cũng có những người không trụ nổi quá 2 tháng? Sự khác biệt cốt lõi không phải do điều kiện vật chất, điều kiện y tế mà chính là từ tâm họ mà ra. Một người mà lúc nào tâm trạng cũng u uất, buồn rầu thì chắc chắn không bao giờ khỏe mạnh được. Một tinh thần lạc quan sẽ giúp cơ thể tiết ra những hormone có lợi, con người tràn đầy năng lượng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh tật rất tốt.
Theo giáo sư tâm lý Suzanne Segerstrom (Trưởng nhóm nghiên cứu của trường Đại học Kentucky, Mỹ) nói rằng, họ đã phát hiện ra sự liên quan chặt chẽ giữa trạng thái tâm lý và tình trạng thể chất của con người. Lạc quan không chỉ giúp bạn có cuộc sống vui vẻ, thư thái mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn, phòng chống bệnh tật, ngăn ngừa cảm cúm và virus cúm hiệu quả.
Hãy ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, giữ cho tinh thần luôn lạc quan vui vẻ và cười nhiều hơn, đó chính là bí mật của một cơ thể khỏe khoắn không bao giờ cảm cúm.