Quế
Quế là một nguyên liệu phổ biến trong việc tẩm ướp hoặc chế biến các món ăn. Nó chứa nhiều chất chống oxy hóa, bao gồm cả polyphenols. Một số nghiên cứu đã cho thấy việc bổ sung quế có thể tăng mức độ chống oxy hóa trong máu và giảm viêm nhiễm.
Bác sĩ Klodas giải thích rằng, quế đã được chứng minh có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, đặc biệt là cho những bệnh nhân bị tiểu đường. Quế còn có thể giảm cholesterol và chất béo trung tính. Một đánh giá cho thấy, bổ sung khoảng 3/4 muỗng cà phê quế mỗi ngày có thể giảm cholesterol, chất béo trung tính và lượng đường trong máu. Một đánh giá khác của 13 nghiên cứu cũng cho thấy quế có thể giảm mức chất béo trung tính và cholesterol, hai yếu tố nguy cơ gây bệnh tim.
Quế còn được chứng minh có tác dụng giảm huyết áp khi tiêu thụ liên tục trong ít nhất 8 tuần. Bác sĩ Klodas khuyến cáo việc bổ sung quế vào cà phê hoặc rắc bột quế lên bột yến mạch để sử dụng.
Cumin (Thì là Ai Cập)
Chuyên gia Routhenstein cho biết rằng: "Cumin là một loại gia vị được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực của nhiều vùng trên thế giới, đặc biệt là trong ẩm thực của người Ấn Độ. Nó có thể sử dụng trong cả dạng nguyên hạt và dạng bột xay. Cumin còn được biết đến là một loại nguyên liệu có lợi cho sức khỏe, vì nó có chứa flavonoid - một chất chống oxy hóa mạnh có thể giúp giảm viêm và hỗ trợ giảm cân. Cumin còn có thể tăng cường giải phóng dịch mật và giúp cơ thể tiêu hóa chất béo hiệu quả."
Chuyên gia Routhenstein tiếp tục gợi ý: "Với hương vị hấp dẫn, cumin có thể kết hợp với rất nhiều món ăn, như món đậu, món hầm, cơm hoặc các món ăn làm từ diêm mạch để tăng thêm hương vị cho món ăn."
Tỏi
Tỏi được coi là một trong những gia vị tốt cho sức khỏe và phổ biến trong các nền ẩm thực khác nhau. Nó có thể được sử dụng dưới hai hình thức: củ tươi hoặc bột. Theo chuyên gia y học Klodas, tỏi đã được chứng minh có tác dụng tốt trong việc cải thiện tính đàn hồi của mạch máu, giảm mức cholesterol và chất béo trung tính, cũng như hạ huyết áp. PGS Goldberg cũng chia sẻ rằng tỏi, cùng với các loại gia vị khác thuộc nhóm allium, chứa các chất chống oxy hóa có tác dụng giảm huyết áp.
Việc sử dụng tỏi trong chế độ ăn uống của mình là rất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch. Vì chất béo trung tính và huyết áp cao là những yếu tố gia tăng rủi ro mắc bệnh tim, bao gồm đau tim và đột quỵ. Chuyên gia dinh dưỡng Routhenstein khuyên rằng, nếu có thể, chúng ta nên chọn sử dụng tỏi tươi, nhưng nếu không thể, bạn vẫn có thể sử dụng bột tỏi để thêm vào các món ăn để tăng hương vị.
Gừng
Gừng là một thảo dược thực vật có vị cay nhẹ và hương hăng nhẹ, giúp tăng vị giác cho các món ăn và đồ uống. Gừng có thể dùng tươi hoặc khô, hoặc chuyển thành bột để sử dụng.
Gingerol là một hợp chất hữu cơ trong gừng, có tác dụng tốt cho sức khỏe. Theo nhiều nghiên cứu, gingerol có khả năng chống viêm và ngăn chặn sự oxy hóa, giúp giảm stress oxy hóa do tổn thương từ các tế bào tự do.
"Stress oxy hóa có thể gây tác động xấu đến sức khỏe tim mạch, chẳng hạn như tăng nguy cơ bệnh tim và xơ vữa động mạch. Giảm tình trạng này là tốt cho sức khỏe tim mạch", chuyên gia Routhenstein giải thích.
Chuyên gia Routhenstein đề nghị: "Tôi khuyên bạn nên tránh sử dụng các loại gừng đã qua chế biến, thay vào đó bạn nên chọn gừng tươi hoặc sử dụng túi trà gừng để tận hưởng lợi ích chống viêm và giảm đường huyết trong cơ thể".
Ớt bột Paprika
Routhenstein đã cho biết rằng: "Ớt bột Paprika là một loại gia vị chứa hàm lượng vitamin A cao, có tác dụng tốt cho sức khỏe tim mạch. Cụ thể, chất capsanthin - một loại carotenoid trong gia vị này - có thể tăng mức cholesterol HDL (cholesterol tốt) và giảm rủi ro mắc bệnh tim.
Kết quả một nghiên cứu trên chuột cho thấy, những con chuột ăn chế độ chứa ớt bột và capsanthin đã ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ trong mức cholesterol HDL so với những con chuột khác.
Phần carotenoid trong ớt bột Paprika cũng có thể hỗ trợ giảm tổng mức cholesterol và cholesterol LDL (cholesterol xấu) - một yếu tố tăng rủi ro mắc bệnh tim.
Bách Nguyên (Theo songkhoe)