Đẹp plus

Vòng 1 quyến rũ sau sinh

Sau khi sinh em bé, điều khiến các mẹ quan tâm, đau khổ nhất chính là việc đôi bồng đảo quyến rũ thời con gái không còn được như xưa mà đang có nguy cơ... chảy sệ.

Thực ra, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: Thứ nhất, trong suốt thai kỳ, dây chằng nâng đỡ bộ ngực bị giãn ra, các tuyến sữa phát triển làm ngực trở nên đầy và nặng hơn. Thứ hai là việc cho con bú sai cách cũng góp phần dẫn đến ngực có nguy cơ chảy sệ. Tuy nhiên, muốn khắc phục tình trạng này không khó, chỉ cần mẹ nhớ thực hiện theo những điều dưới đây.

Tích cực cho con bú mẹ:
Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cho con bú mẹ không hề ảnh hưởng tiêu cực đến hình dạng, kích cỡ của ngực. Thậm chí, việc không cho con bú mới là một trong những nguyên nhân khiến ngực chảy sệ. Do đó, hãy tích cực cho con bú mẹ để phần năng lượng dư thừa trong cơ thể được giải phóng, tránh tình trạng giảm cân đột ngột gây ngực sệ.

Thường xuyên mặc áo ngực:
Sinh con xong chỉ ở nhà chăm sóc con cái và muốn tiện cho con bú, đa số các mẹ đều "thả rông", không mặc áo ngực. Đây chính là thói quen khiến ngực không còn giữ được hình dáng bởi ngực chứa nhiều sữa và sung huyết, nếu không được nâng đỡ sẽ dễ bị chảy sệ.

Do đó, để ngực luôn giữ được dáng, người mẹ nên thường xuyên mặc loại áo ngực dành riêng cho con bú, sẽ tiện lợi và góp phần nâng đỡ núi đôi.

Chế độ ăn uống:
Chế độ ăn uống góp phần rất lớn trong việc giữ dáng ngực, giúp ngực hạn chế chảy sệ. Cần bổ sung thực phẩm giàu estrogen, protein, chất béo tốt, kẽm, đồng như các loại đậu, ngũ cốc, hải sản… và các loại rau quả giàu enzym như táo, đu đủ, các loại rau lá xanh đậm.

Tập thể dục:
Đây là điều cực kì quan trọng nhưng hầu hết các mẹ lại bỏ qua với lý do không có thời gian. Nhưng càng trì hoãn tập thể dục thì ngực bạn sẽ càng chóng chảy sệ hơn. Thực ra, việc tập thể dục mỗi ngày vài phút, một tuần ít nhất 3 lần, trong khoảng thời gian từ 4 – 8 tuần sẽ không mất nhiều thời gian mà bộ ngực của bạn sẽ được săn chắc rõ rệt.


Bài tập 1: Chân rộng bằng vai, đứng thẳng người, cách tường khoảng 40cm, hai tay đưa về phía trước, chống lên tường, cánh tay song song với mặt đất. Sau đó từ từ cong tay, cúi người về phía tường, thực hiện như động tác chống đẩy trên mặt đất. Lưu ý: hai bàn tay không dịch chuyển. Cuối cùng, từ từ đẩy tay, người đứng thẳng. Thực hiện ngày 5 lần, mỗi lần 15 nhịp.

Bài tập 2: Các mẹ thực hiện bài tập chống đẩy cũng sẽ hỗ trợ rất nhiều cho núi đôi. Đầu tiên, hai tay dang rộng hơn vai, chống gang bàn tay xuống đất, chân duỗi thẳng. Bước 1: hai khuỷu tay gấp lại, ép thân xuống mặt đất, hít thật sâu. Bước hai: duỗi thẳng tay, đưa cơ thể về vị trí ban đầu, thở ra. Mỗi ngày thực hiện 15 nhịp.

Bài tập 3: Bạn cần chuẩn bị 2 quả tạ khoảng 3kg (có thể thay đổi tùy khả năng mỗi người). Nằm trên mặt phẳng cứng (hoặc trên ghế tập chuyên dụng càng tốt), cong hai gối lại, tay cầm tạ đưa trước ngực, vuông góc với mặt phẳng. Sau đó dang rộng tay sang hai bên, tiếp xúc với mặt phẳng rồi đưa về vị trí ban đầu.

Bách Nguyên (Theo suckhoe)

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram