Chia sẻ

Vì sao ngày Thất tịch thường có mưa?

Ngày 7 tháng 7 âm lịch là ngày lễ Thất tịch, vậy thất tịch là ngày gì mà có nguồn gốc, ý nghĩa ra sao?

Thất tịch là ngày gì?

Lễ Thất tịch là sự kiện truyền thống có nguồn gốc Trung Hoa, được cho là xuất hiện từ thời Hán, khoảng từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên đến đầu thế kỷ 3 Công nguyên. Ngày Thất tịch gắn với câu chuyện tình đẫm nước mắt của Ngưu lang Chức nữ nên còn được gọi là ngày Valentine phương Đông.

Ngưu lang là một người phàm trần chăn trâu, còn Chức nữ là nàng tiên dệt vải, con gái của Vương mẫu trên trời. Họ yêu và lấy nhau, nhưng do kẻ tiên người tục nên phải chia tay. Thấy hai người vẫn luôn thương nhớ, cuối cùng Vương mẫu cũng cảm động, cho phép họ gặp nhau mỗi năm một lần vào đúng ngày 7 tháng 7 Âm lịch, được gọi là ngày Thất tịch.

Mỗi năm vài ngày đó, đàn chim ác sẽ bắc cầu qua sông Ngân để họ gặp nhau. Nước mắt vui mừng nhớ thương lẫn đau khổ vì sắp phải xa nhau một năm đằng đẵng của vợ chồng Ngưu lang rơi xuống, tạo thành những cơn mưa ở trần thế. Người ta gọi đó là mưa ngâu - cách đọc chệch của từ "ngưu".

Người Việt Nam có câu chuyện khác về nguồn gốc ngày lễ Thất tịch. Theo đó, một chàng trai nghèo tình cờ thấy các tiên nữ xuống hồ tắm. Anh mê quá bèn trộm bộ xiêm y có đôi cánh tiên của một nàng, khiến nàng  không thể về trời mà ở lại làm vợ anh. Đó chính là Chức nữ. Hai người có con với nhau.

Một hôm khi chồng đi vắng, Chức nữ tìm thấy đôi cánh tiên của mình được giấu trong thúng thóc, bèn quyết định bay về trời. Trước khi đi, nàng đưa con chiếc lược dặn trao cho cha.

Không thể sống thiếu vợ, người chồng mang con lặn lội lên trời tìm, trải qua bao nhiêu khó khăn mới đến nơi nhưng nhà trời không chấp nhận cho họ bên nhau. Hai vợ chồng chỉ có thể lén lút gặp gỡ. Vì luật nhà trời cấm người trần ở lại thượng giới nên sau đó vài hôm, Chức nữ đành tiễn chồng con ra về. Nàng đưa cho chồng con cơm để ăn dọc đường và để hai cha con ngồi trên chiếc trống, dặn khi xuống đến nơi thì đánh để nàng cắt dây.

Dọc đường, đứa trẻ ăn com làm vãi lên mặt trống khiến đàn quạ sà vào mổ, tạo nên những âm thanh thì thùng. Trên trời, Chức nữ nghe tiếng trống liền cắt dây khiến hai cha con rơi xuống biển. Nàng thống khổ khóc than mãi không thôi.

Ngọc hoàng biết chuyện rất thương xót, cho đưa cả hai cha con lên trời, giao cho chàng trai công việc chăn trâu (vì thế mà anh được gọi là Ngưu lang) ở bên kia sông Ngân. Ở bên này sông, Chức nữ ngày ngày dệt vải mà đau lòng nhớ chồng con. Mỗi năm họ chỉ được phép gặp nhau một ngày vào 7/7, đàn quạ phải đội đá bắc cầu cho họ để bù đắp tội lỗi ngày trước. Khi sắp phải rời xa nhau, cả hai vợ chồng đều khóc và nước mắt của họ rơi xuống trần gian hóa thành cơn mưa, gọi là mưa ngâu.

Vì sao ngày Thất tịch thường có mưa?

Ở phương diện khí tượng, vào đầu tháng 7 âm lịch ở Việt Nam, trời thường đổ mưa, gọi là mưa ngâu. Đặc điểm của những cơn mưa này là rải rác, rả rích từng cơn, có ngày ít, có ngày nhiều chứ không liên tục. Vì thế mà hiện tượng thời tiết này được miêu tả là "trời mưa sụt sùi". Dân gian Việt Nam có câu tục ngữ "Vào mùng 3, ra mùng 7", nghĩa là trời sẽ mưa vào các ngày từ mùng 3 đến mùng 7, 13 đến 17 và 23 đến 27 âm lịch. 

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết hiện nay không còn giống với hàng trăm, hàng nghìn năm trước. Vì thế không phải ngày Thất tịch năm nào cũng có mưa ngâu. Hiện tượng thời tiết này có thể đến muộn hơn hoặc thậm chí không có.

Mặt khác, ngay cả ở thời chưa có sự biến đổi khí hậu, mưa ngâu cũng không nhất thiết xuất hiện vào đúng ngày Thất tịch. Vào những ngày Thất tịch không mưa, người ta có thể ngắm sao Ngưu lang và sao Chức nữ trên bầu trời, các đôi lứa có thể chỉ sao mà thề hẹn rằng dù có trải qua bao nhiêu trở ngại cũng sẽ cố gắng vượt qua để được ở bên nhau. Nhiều người tin rằng đôi lứa yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu lang Chức nữ trong đêm mùng 7 tháng 7 âm lịch thì sẽ tình duyên viên mãn. 

Theo VTC

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram