Chia sẻ

Vì sao đàn ông không muốn ở rể?

Chuyện ở rể không còn là chuyện quá xa lạ giữa các gia đình. Thế nhưng cho dù ở thời đại nào, thì câu chuyện này cũng tương đối nhạy cảm với các đấng mày râu.

Chuyện ở rể vẫn luôn là chủ đề được đưa ra bàn tán nhiều trong các câu chuyện của mọi gia đình. Và bất cứ người đàn ông nào cũng có tâm lý "e ngại" khi phải ở rể vì những lý do dưới đây.

Xuất phát từ định kiến của xã hội

Tại Việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung thì sau khi kết hôn con gái sẽ phải theo chồng, về nhà chồng làm dâu. Con gái kết hôn thì phải về bên chồng sinh sống, phụng dưỡng chồng, bố mẹ chồng còn con rể thì thi thoảng chạy qua nhà vợ khi có việc cần mà thôi.

Nếu có điều kiện hoặc vì lý do gì đó cả hai vợ chồng sẽ dọn ra ở riêng chứ không có chuyện ở rể. Định kiến của xã hội vẫn gắn chặt trong tư tưởng của người Việt Nam đến tận bây giờ nên đàn ông vẫn rất "e ngại" nếu kết hôn phải sang ở rể bên nhà vợ.


Quan điểm của người phương Đông thì đàn ông phải là trụ cột gia đình, phải gánh vác vấn đề lo toan kinh tế cho vợ con. Nếu đàn ông là một người bản lĩnh chắc chắn đã có thể lo cho vợ con một cuộc sống đàng hoàng, tử tế chứ làm gì có chuyện ở rể. Thế nên nếu một người đàn ông nào đó chấp nhận chuyện ở rể thì chắc chắn sẽ bị mọi người nhìn nhận là người đàn ông kém cỏi, thiếu bản lĩnh phải "ăn nhờ ở đậu" nhà vợ.

Trên thực tế việc người ta ở rể hay không cũng không gây ảnh hưởng đến kinh tế nhà ai, cũng không làm phiền gì đến hàng xóm cả. Thế nhưng cái nhìn của mọi người về anh chàng ở rể dù anh ta có thành đạt đến mấy, tự đi trên đôi chân của mình cũng sẽ khác so với những người đàn ông có thể gánh vác vợ con trên vai, lo cho vợ con đủ đầy. Mà khi bị người khác đánh giá kém cỏi thì thử hỏi làm gì có ông đàn ông nào muốn ở rể phải không nào?

Đàn ông ở rể là hèn, nhục

Đây là quan niệm ấu trĩ của rất nhiều người. Xã hội giờ đã thay đổi, bạn hãy thử đặt ra câu hỏi, người phụ nữ có thể theo chồng về làm dâu, phụng dưỡng bố mẹ chồng, thế thì tại sao đàn ông lại không thể đến ở rể, chăm sóc bố mẹ vợ?

Thực tế cho thấy, việc ở rể khác rất nhiều so với việc làm dâu. Các chàng rể thường được gia đình vợ chào đón và ít khắt khe, để ý hơn. Tuy nhiên, sức chịu đựng của con rể lại kém hơn hẳn so với con dâu khi va chạm với gia đình vợ.

Đàn ông hay cảm giác tự ti, cảm thấy mình hèn khi phải về nhà vợ ở. Nhiều người đã kiên quyết đi thuê nhà hàng tháng thay vì ở nhà vợ tiện nghi, khang trang.

Vì vậy, người chồng phải vượt qua được định kiến "dâu con, rể khách", tôn trọng bố mẹ vợ, yêu thương vợ con, thì chắc chắn con rể sẽ được bố mẹ vợ yêu quý như con đẻ.

Phần lớn các trường hợp ở rể xảy ra mâu thuẫn "cơm không lành, canh không ngọt" là do không dung hòa được phong cách sống cùng lòng tự trọng, tính sĩ diện của những chàng rể.

Để khắc phục điều này thì người vợ và gia đình vợ phải thật khéo léo trong lời nói, hành động để tránh gây tự ái và mặc cảm, tổn thương với chồng.

Ở rể không phải do yếu thế

Nếu như trong xã hội phong kiến, việc ở rể chỉ xảy ra trong hoàn cảnh người chồng có hoàn cảnh nghèo khó trong khi nhà vợ giàu có hoặc gia đình chồng có địa vị kém so với nhà vợ. Lúc đó, người con rể bị coi thường, không được tôn trọng, khiến anh ta luôn cảm thấy tự ti và mất mặt với bạn bè, người thân và bị châm chọc bằng câu thành ngữ quen thuộc: "chó chui gầm chạn".

Ngày nay, quan niệm này đã thay đổi. Số lượng đàn ông ở rể ngày càng nhiều, trong đó có rất nhiều người có học thức, địa vị cao, gia đình giàu có nhưng vẫn tình nguyện ở rể để thích nghi với hoàn cảnh gia đình vợ (vợ là con một, nhà vợ neo người, bố vợ mất sớm, sức khỏe bố mẹ vợ kém, thuận tiện đi làm …).

Và dù là lý do nào, việc ở rể cũng chỉ nhằm mục đích giúp cuộc sống gia đình dễ chịu hơn. Một ông chồng coi mình như khách, lười biếng, tự tách mình khỏi cuộc sống chung sẽ khó gắn bó lâu dài dù ở đâu, với ai.

Mặc cảm "ăn nhờ, ở đậu"

Rất nhiều chàng rể mặc cảm, xấu hổ khi mình "ăn nhờ, ở đậu" gia đình vợ nên giấu không cho bạn bè, đồng nghiệp, người thân biết. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm. Nếu một người con rể tự coi mình như khách, dửng dưng với mọi "công to việc lớn" nhà vợ thì đồng nghĩa với việc tự tách mình khỏi cuộc sống chung, không thể gắn bó lâu dài cùng gia đình vợ.

Bạn ở rể nhưng bạn yêu thương vợ con, tôn trọng bố mẹ, anh chị em vợ, hòa đồng với gia đình vợ thì nhà vợ bạn sẽ không thể gièm pha, phàn nàn. Ngay cả khi bạn có đang vay mượn, nhờ vả tiền bạc nhà vợ thì bạn cũng không nên tự ti bởi gia đình vợ bạn đã tự nguyện giúp đỡ. Thay vì tự kỷ, suy nghĩ không đâu, bạn hãy hành động cho mọi người thấy bạn là một người con rể biết cư xử, có trách nhiệm và tình nghĩa.

Khánh Chi (tổng hợp)

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram