Sống khoẻ

Phòng và trị viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu không điều trị đúng cách, bệnh sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm…

Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng (VMDƯ ) là tình trạng niêm mạc bị viêm do các tác nhân dị ứng gây nên. Bệnh thường xuất hiện ở những người có cơ địa dị ứng với các nguyên nhân chính như: Khói bụi, nấm mốc, phấn hoa, lông động vật hay thức ăn…

Các đợt viêm mũi thường do nhiễm trùng đường hô hấp gây ra bởi virus (ví dụ như cảm lạnh). Viêm mũi mạn tính thường do dị ứng nhưng nó cũng có thể do việc lạm dụng một loại thuốc nào đó, trong một số tình trạng bệnh và do một số yếu tố không thể xác định được.

Có khoảng 20% dân số mắc VMDƯ. Nguy cơ bị viêm mũi dị ứng cao hơn ở những người bị hen phế quản, eczema và những người có tiền sử gia đình có người bị hen hay viêm mũi dị ứng.

VMDƯ có thể khởi phát ở bất kỳ lứa tuổi nào. Nếu không điều trị VMDƯ dứt điểm, để lâu dài, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như: Viêm mũi cấp và mạn tính, viêm họng, viêm thanh quản, viêm tai giữa, hen suyễn…


VMDƯ khiến người bệnh hắt hơi đột ngột, nhiều lần và không dừng lại được. Triệu chứng này sẽ xuất hiện nhiều lần trong đợt dị ứng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng xuất hiện các triệu chứng ngứa  ở mũi, mắt, họng và thậm chí là cả ống tai, chảy nước mũi, nghẹt mũi khó thở…

Điều trị như thế nào?
Tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng: Tránh phấn hoa và nấm mốc, bụi, bọ ve, cứt gián, lông chó, mèo, xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, mỹ phẩm, chất tẩy rửa…

Dùng thuốc trong điều trị VMDƯ: Các thuốc kháng histamine thường được sử dụng trong điều trị VMDƯ. Với những trường hợp nặng, hoặc kèm theo các biểu hiện hen phế quản thì có thể sử dụng thêm một số loại thuốc như kháng leucotrien (montelukast) hoặc corticoid dạng xịt. Lưu ý, hạn chế dùng corticoid dạng uống vì có nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Tiêm giảm mẫn cảm, hay còn gọi là miễn dịch liệu pháp, có thể giúp giảm bớt phản ứng của cơ thể với dị nguyên. Điều này chỉ dùng cho những trường hợp viêm mũi dị ứng nặng, dai dẳng quanh năm.

Khi có các dấu hiệu VMDƯ tốt nhất nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị chính xác. Hiện nay, không ít trường hợp người bệnh tự mua thuốc kháng sinh uống khi bị VMDƯ. Tuy nhiên, kháng sinh chỉ có tác dụng khi có bội nhiễm. Nếu sử dụng kháng sinh lâu ngày, không có chỉ định của bác sĩ thì có thể gây ra những tác dụng phụ khiến cho việc chữa trị VMDƯ càng khó khăn hơn rất nhiều. Vì vậy, cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mới được dùng kháng sinh.

Có phòng được bệnh?
Để phòng bệnh VMDƯ có hiệu quả tốt nhất là tránh các tác nhân gây bệnh, tránh hít phải khói, bụi, phấn hoa, cánh bướm, lông thú, sơn ta, xăng dầu, hơi hóa chất…; hạn chế tối đa việc nuôi chó, mèo trong nhà hoặc cho chúng ngủ trên giường; giặt giũ định kỳ chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, bọc đệm, màn cửa; môi trường sống, học tập, làm việc cần thoáng, mát, sạch sẽ, tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển.

Về ăn uống, tránh các thức ăn có thể gây dị ứng như nhộng tằm, cá ngừ, tôm, cua ghẹ… Ngoài ra, chú ý giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy; hạn chế tối đa việc hút thuốc lá; tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với bụi; đeo khẩu trang khi quét dọn nhà và khi ra đường, giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa.

Bách Nguyên (Theo Suckhoedoisong)

 

 

 

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram