Thịt lợn ăn chung với những loại thực phẩm hoặc rau khác như gan dê, thịt bò, đậu, rau mùi... có thể khiến cơ thể khó chịu.
Thịt lợn với gan dê
Gan dê có mùi gây, khi xào cùng thịt lợn sẽ khiến cho mùi vị món ăn càng trở nên khó chịu. Thịt lợn ăn chung với gan dê còn dẫn đến tình trạng khí trệ, trướng đầy bụng, khó chịu và đau, có thể giảm nhẹ khi ợ hơi hoặc trung tiện.
Nếu nấu chung sẽ làm giảm các chất dinh dưỡng có trong cả 2 loại thịt vì bản chất thịt lợn có tính hàn còn thịt bò là tính ôn, không hợp nhau. Tốt nhất nên nấu riêng từng loại thịt, vừa đảm bảo mùi vị món ăn, vừa không làm mất chất 2 loại thịt.
Thịt lợn với các loại đậu
Lượng Acid phytic cao có trong các loại đậu sẽ kết hợp với các protein và khoáng chất trong thịt lợn không chỉ làm mất giá trị dinh dưỡng của đậu, mà còn ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu thịt lợn. Ngoài ra, các chất như raffinose và stachyose có trong đậu kết hợp với thịt lợn còn gây đầy hơi, trướng bụng.
Thịt lợn với quả thanh mai
Thanh mai giàu protein, sắt, magiê, đồng, vitamin và các khoáng chất có lợi cho cơ thể. Loại quả này có tác dụng dược lý tốt, giúp tiêu hóa, giải độc và tốt cho làn da. Khi kết hợp với thịt lợn dễ sản sinh độc tố, gây nguy hiểm chết người.
Thịt lợn với ốc
Ốc tính lạnh, thịt lợn cũng tính lạnh, cả hai loại kết hợp với nhau sẽ làm tổn thương tràng vị, lạnh bụng, ảnh hưởng đến tiêu hóa. Ngoài ra, ăn thịt lợn chung với ốc đồng còn gây rụng lông mày.
Thịt lợn với củ ấu
Củ ấu vị ngọt, tính mát, ăn với thịt lợn có thể gây khó chịu cho dạ dày, chuột rút và các chứng đau khác.
Thịt lợn với thịt chim cút
Thịt chim cút ngon, bổ dưỡng, chứa nhiều protein và vitamin. Tuy nhiên, khi ăn cùng thịt lợn, sẽ sản sinh ra melanin. Sắc tố melanin được xem là nguyên nhân chính của sự hình thành các vết đốm sậm màu trên da.
Thịt lợn với cải bó xôi (rau chân vịt)
Cải bó xôi tính ngọt, mát, không độc có tính năng bổ ngũ tạng, thanh nhiệt trường vị, giải độc rượu, làm mắt sáng, chữa quáng gà, bảo vệ tim mạch, phòng ngừa cao huyết áp, chữa thiếu máu, đẩy nhanh sự phát dục bình thường của trẻ em, phòng chống các chứng lở môi, lưỡi, miệng và các chứng viêm khác như viêm bao tinh hoàn, trĩ, lở loét ở bệnh đái tháo đường, phòng ngừa ung thư…
Khi kết hợp với thịt lợn, sẽ làm giảm sự hấp thu đồng, đồng thời dễ gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ.
Thịt lợn với kiều mạch
Theo Đông y, kiều mạch vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kiện tỳ, lợi thấp, tiêu thũng, chữa suy nhược, huyết áp cao… Khi ăn với thịt lợn sẽ gây khó chịu và rụng tóc.
Thịt lợn với cá diếc
Thịt lợn tính lạnh, cá diếc tính ôn, nếu nấu thịt lợn cùng cá diếc không chỉ không hợp mà còn sẽ sinh phản ứng sinh hóa, gây nôn nao khó chịu, không có lợi cho sức khỏe con người.
Thịt lợn với hạnh nhân
Hạnh nhân có tác dụng giảm cân, tốt cho tim mạch, huyết áp, răng, xương, phát triển trí não, cải thiện da, giúp răng và tóc đẹp, khỏe hơn… Loại hạt này rất thích hợp nấu chung với thịt gà, nhưng khi kết hợp với thịt lợn sẽ gây đau bụng.
Thịt lợn với rau mùi
Rau mùi có tính ôn, hao khí trong khi thịt lợn ích khí. Khi 2 thực phẩm khắc nhau kết hợp sẽ khiến bụng đau quặn.
Một số thực phẩm kiêng kỵ nấu chung với thịt lợn khác như: Thịt lợn nấu chung với lê hại thận, tiêu chảy; thịt lợn với rùa, ba ba gây đau bụng, có hại cho sức khỏe; thịt lợn với trà gây táo bón…
Ngoài ra, nhóm người cần tránh ăn thịt lợn: Người béo phì, mỡ máu cao, cao huyết áp, mắc các chứng bệnh ngoại cảm (phong hàn, thử, thấp, táo hỏa) thấp nhiệt, đàm thấp…
Linh An