Nhiều người sai lầm khi luộc thịt khiến chất độc không thoát ra được nên rất nguy hiểm. Đừng mắc phải các sai lầm dưới đây nhé cả nhà.
Nhiều người sai lầm khi luộc thịt khiến chất độc không thoát ra được nên rất nguy hiểm. Đừng mắc phải các sai lầm dưới đây nhé cả nhà.
- Chần thịt bằng nước sôi để loại bỏ hóa chất là sai lầm tai hại
Ngày nay nhiều gia đình có thói quen luộc qua thịt hoặc dùng nước sôi để chần qua thịt nhằm loại bỏ các hóa chất, tạp chất có trong thịt, hải sản song cách làm này chưa đúng.
Thực tế, để bảo vệ sức khỏe gia đình, nhiều bà nội trợ đã tìm mọi cách để làm giảm hóa chất và chất bẩn dư tồn trong thịt. Nhiều nhà thì luộc qua thịt rồi đổ nước đầu tiên đi. Sau đó mới luộc lại thịt trong nước khác.
Có nhà thì sử dụng nước sôi chần qua thịt không chỉ 1 lần mà còn chần qua nhiều lần với ý nghĩ các tạp chất có trong thịt có thể loại bỏ hết.
Tuy nhiên, theo chuyên gia đây là việc làm hoàn toàn không có tác dụng loại bỏ hóa chất trong thịt. Ngược lại, chúng còn khiến thịt ngậm hóa chất nguy hại hơn.
Trả lời trên Trí Thức Trẻ, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên của Viện Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho biết, dinh dưỡng trong thịt chủ yếu là protein (tồn tại dưới dạng cơ thịt) và mỡ. Vitamin, axit amin nằm chủ yếu trong tế bào cơ protein.
Vì thế, nếu bà nội trợ có ý nghĩ đun sôi nước chần lại nhiều lần để có thể loại bỏ được hóa chất và chất bẩn có trong thịt là ý nghĩ hoàn toàn sai lầm.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh lý giải nguyên nhân rằng, khi cho thịt vào nước đun sôi để chần thịt sẽ làm cho thịt biến tính co lại càng làm cho thịt hấp thu các hóa chất và chất bẩn nhiều hơn, do đó thịt càng trở nên độc.
Ông Thịnh cũng cho hay, cách hữu hiệu nhất để loại bỏ chất bẩn và hóa chất có trong thịt lợn đó là sau khi mua về, bà nội trợ nên sơ chế rửa lại bằng nước sạch nhiều lần.
Hoặc, bà nội trợ cũng có thể dùng một ít muối hòa tan trong nước để rửa thịt. Bởi nước muối oãng cũng có tác dụng loại bỏ các chất bẩn từ thịt ra.
Ông Thịnh cho biết thêm, khi luộc thịt, bà nội trợ thường thấy thịt nổi bọt. Đây thực chất là hiện tượng thịt vẫn còn chứa một phần chất bẩn.
Bởi vì, trước đó, thịt lợn hay gà thường được chăn nuôi trong các hộ gia đình. Vì thế, khi ăn thịt thường có mùi thơm đặc trưng, khi chế biến, thịt cũng ít khi có hiện tượng nổi váng bọt.
Song hiện nay, người dân đã ít còn chăn nuôi gia súc gia cầm theo kiểu truyền thống nữa mà thay vào đó là chăn nuôi theo kiểu công nghiệp. Do đó, chất lượng thịt cũng giảm đi rõ rệt và chứa nhiều tạp chất.
Để xử lý những váng bọt trên nổi lên khi luộc thịt, theo PGS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Dinh dưỡng quốc gia từng chia sẻ trên VietQ thì đối với thịt lợn, gà mua ngoài chợ, bà nội trợ nên rửa sạch thịt bằng nước và muối trắng. Sau đó nên luộc sơ rửa bớt cặn bẩn để phần nào loại bớt những chất không cần thiết.
Bà Lâm cũng cho biết, ngày xưa lợn nuôi sạch thường bỏ qua khâu luộc sơ này. Trong nước luộc thịt sơ qua nên cho một ít giấm và muối, đợi nước sôi mới thả thịt vào, để sôi khoảng 2 phút thì đổ hết nước, rửa lại miếng thịt một lần nữa.
- Rã đông sai cách
Thực tế rất nhiều người đều bỏ thịt ra ngoài nhiệt độ phòng trước khi nấu mà không biết đang tự hại chính mình, bởi nhiệt độ phòng là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn sinh sôi. Thêm vào đó nhiều người mất kiên nhẫn với việc rã đông nên cứ nghĩ nước nóng sẽ thúc đẩy quá trình này. Bạn có biết, khi gặp nhiệt độ cao, bề mặt của thịt hình thành một lớp màng cứng, ảnh hưởng đến sự khuếch tán nhiệt độ trong miếng thịt, tạo cơ hội cho các loại vi trùng, vi khuẩn sinh sôi nảy nở, làm thịt bị biến chất.
Tốt nhất, bạn nên có một bồn nước lạnh hoặc tủ lạnh để rã đông thịt. Với phương pháp rã đông trong tủ lạnh, thời gian rã đông từ 8 đến 24 giờ. Khi rã đông bằng bồn nước lạnh, hãy cho nguyên túi/hộp thịt vào nồi nước mát. Cứ 30 phút thì thay nước một lần. Việc rã đông theo cách này nhanh hơn trong tủ lạnh.
- Sử dụng chung thớt cho thịt và rau, đồ sống và chín
Thịt chưa nấu chín sẽ để lại vi khuẩn trên tất cả mọi thứ nó chạm vào, kể cả thớt, xong nồi và bàn tay bạn. Tốt nhất bạn nên có hai thớt riêng biệt cho thịt và rau, đồ sống, đồ chín, hoặc nếu không hãy dùng nước nóng, dầu rửa khử trùng thớt khi bạn chuyển sang xử lý thực phẩm tiếp theo.
- Đổ nước lạnh vào nồi khi đang luộc thịt
Sai lầm sẽ khiến các protein và chất béo trong thịt, xương lập tức bị kết tủa, làm thịt co lại và cứng, đó là chưa kể mũi vị cũng bị ảnh hưởng. Nhiều người cũng hay cho muối vào thịt khi đun nấu mà không biết NaCl trong muối sẽ làm protein trong thịt kết tủa và cũng khiến miếng thịt teo lại và cứng.
- Thái thịt ngay khi luộc chín
Sau khi luộc, bạn không nên thái ngay bởi nước chưa kịp thoát ra ngoài và khiến thớ thịt không đẹp mắt. Tốt nhất, với miếng thịt hay xương, ức gà không da thì để nghỉ 5 phút. Với gà luộc cần phải để 30 phút.
Luộc thịt thế nào cho đúng?
Ngoài thuốc an thần, người chăn nuôi còn sử dụng các chất khác như kháng sinh, tạo nạc, thịt lợn tồn dư kháng sinh… Vậy cách loại bỏ độc tố từ thịt như thế nào?
Theo TS Ngữ, việc xác định thịt tồn dư mắt thường rất khó nhìn ra. Nhưng về cơ bản nếu thịt màu đỏ đậm do lợn giết không giẫy khiến máu đọng trong tế bào nên thịt có màu thẫm hơn, người tiêu dùng nên tránh không mua.
Thịt chứa chất tạo nạc mỡ khổ ít, quá mỏng có khả năng tạo nạc nhiều, nhưng khi người bán không có bì lợn nên rất khó phân biệt có phải thịt tạo nạc.
Thường thì những miếng thịt màu không rực rỡ, mỡ trải đều sẽ an toàn hơn.
Tuy nhiên, để thải bởi tồn dư trong thịt, TS Ngữ cho biết chỉ có cách là chế biến thịt đúng cách. Nhưng việc chế biến mỗi người có một cách riêng, TS Ngữ cho biết luộc là cách dễ nhất.
Khi luộc thịt, có hai cách luộc một là cho thịt vào nước sôi thì protein đóng vón lại, các chất protein bên trong không thôi ra được tương tự thế các chất độc cũng đóng lại và không có bọt nổi lên.
Còn khi luộc thịt trong nước nguội thì các dinh dưỡng ở gian bào sẽ thôi ra, khi các chất này thôi ra, các chất cặn bã cũng thôi ra. Do vậy, khi luộc trên nước chưa sôi thì phải vớt bọt, bọt các nhiều thì các chất phôi ra càng nhiều.
Theo kinh nghiệm của TS Ngữ, luộc bằng nước chưa sôi thịt sẽ phôi được nhiều chất độc ra ngoài hơn. Luộc thịt bằng nước sôi, thịt có thể ngon ngọt, giữ được chất dinh dưỡng, nhưng cách luộc này không thải được nhiều chất độc trong thịt, ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.
Khánh Chi (tổng hợp)