Chia sẻ

Những điều cần kiêng kỵ trong ngày Tết để 2021 may mắn, thuận lợi

Nhiều phong tục từ bao đời nay chúng ta vẫn \"tự giác tuân thủ\" để gìn giữ truyền thống văn hoá ngày Tết Việt cũng như mong muốn một năm mới suôn sẻ, may mắn, thành công.

Người Việt luôn tâm niệm "có thờ có thiêng, có kiêng có lành" vì thế trong ngày đầu năm, các gia đình đều tránh những điều kiêng kỵ để mọi việc suôn sẻ, tốt đẹp, hanh thông, thuận buồm xuôi gió. Ngay cả học sinh, sinh viên cũng có những điều ngày Tết không nên làm với hy vọng năm Tân Sửu 2021 học hành tấn tới, thuận lợi, thi cử gặp nhiều may mắn cả năm. Cùng kiểm tra lại xem bạn đã biết hết những kiến thức này chưa nhé!


Theo một điển tích Trung Quốc, nếu quét nhà, mang rác đổ đi thì thần Tài sẽ đi mất, năm đó gia cảnh sẽ nghèo túng. Vì thế nếu muốn dọn dẹp nhà cửa, bố mẹ thường dặn con cái quét dọn từ trước đó. Từ xa xưa đã lưu truyền điều kiêng kỵ ngày Tết là không quét và không đổ rác trong ngày mồng 1 Tết. Do vậy, ngày 30 Tết, dù bận rộn đến đâu mọi người cũng phải dọn dẹp nhà cửa, không vứt rác bừa bãi.

2. Kiêng cho nước, cho lửa đầu năm

Người Việt quan niệm lửa là đỏ – may mắn, cho người khác cái đỏ trong ngày đầu năm thì cả năm đó sẽ gặp nhiều điều không may. Còn nước được ví như nguồn tài lộc "tiền vào như nước", nếu cho nước thì coi như mất lộc.

3. Kiêng ăn tục nói bậy, nói từ xui xẻo
Ngày đầu năm, người Việt luôn tránh những ngôn ngữ, hành động có thể đem lại sự không may, còn gọi là nói giông hoặc nói xui như: "Chết rồi!" hay "Tiêu rồi!". Chúng ta cũng không nên chửi mắng nhau để tránh mất hoà khí, xua đuổi lộc phát. Người ta còn kiêng khóc lóc, buồn tủi hoặc nói tới điều rủi ro trong dịp Tết. Có thể bình thường bạn quen nói những câu vui miệng như "Thôi chết tôi rồi!", nhưng trong những ngày Tết thì tuyệt đối không được nói nhé!

4. Kiêng đánh vỡ bát đĩa, ấm chén
Kiêng vỡ bát đĩa, ấm chén vì theo quan niệm cha ông, sự đổ vỡ đầu năm sẽ tạo nên sự chia cắt, đứt lìa. Bát đĩa tượng trưng cho gia đình, vì thế, trong những ngày Tết không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén để tránh cãi nhau, tránh những điều không vui xảy ra với gia đình mình.

5. Kiêng ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt… vào đầu năm

Theo quan niệm ngày xưa, mọi người thường không ăn tôm, mực, cá mè, thịt chó, thịt vịt trong ngày Tết vì tin rằng ăn tôm sẽ "bơi lùi" giống tôm, mực thì xui xẻo, gần với đen như mực, cá mè lại gần với "mè nheo",… tựu chung lại mang ý nghĩa không tốt. Tuy quan niệm này không còn hợp thời nhưng đây cũng là thực phẩm nên hạn chế vì dễ gây đầy bụng, khó tiêu khi ăn uống trong những ngày Tết ê hề.

6. Kiêng vay mượn, đòi nợ, trả nợ vào những ngày đầu năm mới

Ngày đầu năm, người Việt rất kiêng kỵ việc vay mượn, kể cả cho vay hay đi vay, đòi nợ hay trả nợ, dù là tiền bạc hay đồ vật vì sẽ bị "giông" cả năm. Đi vay đầu năm là điềm báo sẽ túng thiếu cả năm, cho vay đầu năm sẽ khiến tiền bạc phân tán, đòi nợ đầu năm dễ gây mất hòa khí và khiến người đi đòi cả năm sẽ mệt mỏi chạy theo con nợ, trả nợ đầu năm chẳng khác gì đem lộc ra khỏi nhà.

7. Kiêng đi xông đất sáng mồng 1 Tết nếu không được gia chủ mời
Theo phong tục người Việt, người xông đất trong ngày mồng 1 là người quyết định đem lại sự may mắn hoặc xui xẻo cho gia đình ấy trong cả năm. Vì thế mọi người thường kiêng kị đi chúc Tết vào sáng mồng nếu không được mời vì sợ sẽ mang đến điều không tốt đẹp cho chủ nhà trong năm mới.

8. Kiêng mặc quần áo màu trắng, đen
Quan niệm của người xưa, màu trắng và đen là màu của tang lễ, chết chóc. Vì vậy, những ngày đầu năm thì phải mặc trang phục với những màu sắc sặc sỡ và thu hút sự chú ý, tạo nên sự phấn khởi và vui vẻ để đón chào năm mới.

Bách nguyên (TH)

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram