Có nhiều dấu hiệu cho biết tình trạng sức khỏe của bạn, trong đó những âm thanh phát ra từ cơ thể cũng là một dấu hiệu khá chuẩn xác mà bạn không nên bỏ qua.
1. Tiếng răng rắc ở đầu gối và cổ chân
Những âm thanh này thường là dấu hiệu của một trong ba tình trạng sau: Gân ở khớp bị giãn, dịch khớp thay đổi làm nổ các bọt khí, hoặc khớp bị trượt nhẹ khỏi vị trí khi cử động.
Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn bị đau, sưng hoặc cứng khớp, hoặc nếu triệu chứng khiến bạn phải hạn chế hoạt động thể thao hoặc tập luyện. Đau khớp gối có thể bắt nguồn từ rách sụn, còn đau khớp cổ chân có thể là do viêm khớp hoặc tổn thương gân.
Giữa các bữa ăn, bộ máy tiêu hóa trải qua một loạt những cơn co bóp thường tạo ra tiếng ồn khoảng 1-2 giờ một lần để tống đi những mảnh thức ăn còn lại
Tuy nhiên, nếu ruột kêu thành tiếng có kèm theo đau và sưng, đặc biệt là nếu khi ấn vào bụng bạn nghe thấy tiếng kêu như thể có tiếng nện giục giã bên trong ruột thì nên đi khám ngay. Trong một số ít trường hợp, đường ruột của bạn có thể co bóp quá nhiều hoặc quá ít, hay có vật cản gây tắc ruột.
3. Tiếng ngáy ngủ
Tiếng ngáy ngủ phát ra khi ngủ thực chất chính là tiếng mô mềm của miệng và cổ họng rung lên khi thở. Do đó, nhiều người gặp tình trạng này thường khá chủ quan với tiếng ngáy ban đêm.
Thế nhưng, nếu tình trạng ngáy ngủ kèm với triệu chứng thở hổn hển, thức dậy người ướt đẫm mồ hôi, hay cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày thì nhiều khả năng là do hội chứng ngưng thở khi ngủ gây ra.
Đôi khi, hai hàm của bạn không khớp nhau và mỗi lần bạn ngáp hoặc cử động hàm có thể tạo ra những âm thanh lạ và đau hàm dưới. Đó có thể là rối loạn khớp hàm thái dương. Đau xung quanh khớp gây khó chịu và ảnh hưởng đến cử động của hàm.
5. Tiếng rít nhẹ qua mũi
Nguyên nhân là do không khí đi qua một chỗ quá hẹp ở mũi. Có thể bạn chỉ bị tắc mũi và xì mũi sẽ giúp ích, còn nếu không, hãy đợi đến khi tình trạng ngạt mũi giảm đi, hoặc thử dùng nước muối để rửa mũi hoặc dung dịch xịt mũi.
Hãy đến gặp bác sĩ nếu tiếng rít này bắt đầu ngay sau khi bạn bị thương. Bị đấm vào mặt hoặc bị va mạnh vào mũi có thể khiến vách mũi – phần ngăn giữa hai bên mũi – bị thủng và có thể phải mổ.
6. Tiếng ù ù trong tai
Hầu như ai cũng từng bị ù tai tại thời điểm nào đó. Tuy nhiên, nếu tiếng ù trong tai lớn, liên tục và chỉ xảy ra trong một tai thì bạn nên đi khám sớm vì có thể dẫn tới tình trạng suy giảm thính lực. Bên cạnh đó, căng thẳng, caffeine hay thiếu ngủ cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng này.
7. Tiếng tim đập trong tai
Nếu bạn cảm thấy mình có thể nghe được tiếng tim đập trong tai vào ban đêm thì cần xem xét lại chế độ ăn uống của mình. Sau khi tiêu thụ cà phê, rượu và dư thừa đường, nhịp tim có thể tăng lên. Điều này cũng có thể xảy ra nếu bạn đang lo lắng. Vì vậy, bạn cần chú ý cắt giảm lượng đường, caffeine vào cơ thể đồng thời tránh cảm giác lo lắng, stress.
Âm thanh này xuất hiện khi không khí trào ngược từ dạy dày đến khoang miệng. Đây là hiện tượng bình thường trong quá trình hít thở qua đường miệng. Bạn nên ăn chậm, tránh mở miệng to khi giao tiếp và ngừng uống các thức uống có gas để hạn chế hiện tượng này.
Nếu khi ợ, bạn thấy cảm thấy nóng ngực, hoặc đau họng thì rất có khả năng bạn đã mắc phải chứng trào ngược dạ dày thực quản.
9. Tiếng "xì hơi"
"Xì hơi" xuất hiện khi các vi khuẩn đường ruột phân hủy thức ăn chứa nhiều chất xơ, như rau củ và các loại đậu.
Nhưng nếu sau khi bạn ăn các thực phẩm từ sữa mà xuất hiện hiện tượng "xì hơi" cùng với chuột rút và tiêu chảy thì có thể bạn đã nạp một lượng quá mức đường lactose. Còn nếu triệu chứng này xuất hiện sau khi uống soda hoặc nước ép trái cây, rất có thể bạn đã mắc chứng rối loạn tiêu hóa.
Bách Nguyên (Theo Eva.vn)