Sống khoẻ

Lưu ý cần nhớ khi đi lấy mẫu xét nghiệm để không đau và tránh lây nhiễm COVID-19

Để khống chế dịch COVID-19, sắp tới TP.HCM sẽ mở một chiến dịch cao điểm tấn công, truy vết, xét nghiệm rộng toàn thành phố để tìm ca mắc COVID-19 (F0) trong cộng đồng. Vậy đâu là những lưu ý cần nhớ khi đi lấy mẫu xét nghiệm để không đau và tránh lây nhiễm COVID-19?

Những lưu ý cần biết khi đi lấy mẫu xét nghiệm COVID-19

TP.HCM đang triển khai công tác lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 trên diện rộng. Đối tượng được lấy mẫu là người dân, người lao động tại khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao… Công tác này nhằm chủ động sàng lọc, phát hiện ca nhiễm và phòng tránh nguy cơ dịch bệnh tiềm ẩn trong cộng đồng. Vì thế, chúng ta cần tuân thủ hướng dẫn, hợp tác với nhân viên y tế để công tác xét nghiệm được diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng. Ngoài ra, khi đi lấy mẫu xét nghiệm bạn nên tuân thủ những lưu ý sau để quá trình xét nghiệm không đau đớn và nhất là phòng tránh lây nhiễm nhé!


– Khi tham gia đi lấy mẫu, bạn cần tuyệt đối tuân thủ quy tắc 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang đúng cách, giữ khoảng cách 2 mét và khử khuẩn khi xếp hàng hoặc ngồi chờ.

– Cố gắng không đụng chạm nhân viên y tế, những người xung quanh và đồ vật không cần thiết ở nơi lấy mẫu.

– Với chị em phụ nữ, nên búi tóc, cột tóc gọn gàng, không nên thả tóc, hất tóc vì có thể ảnh hưởng đến công tác lấy mẫu và không đảm bảo an toàn trong quy cách trình lấy mẫu.

– Về hướng ngồi, hãy xoay mặt về hướng không có người đứng, tư thế đầu cổ thẳng hoặc ngửa tùy nhân viên y tế yêu cầu. Đặc biệt, bạn nên để khẩu trang chỉ lộ mũi, vẫn che miệng để chắn giọt bắn, hạn chế nói chuyện nếu không cần thiết.

– Bí quyết lấy mẫu không đau: Khi lấy mẫu, hãy thở đều bình thường, cố gắng không nhăn mặt. Vì nhăn mặt sẽ làm kéo cơ mũi, làm kẹt que xét nghiệm ở trong, gây đau hơn so với bình thường.

– Sau khi lấy mẫu xong, bạn nên rửa tay sát khuẩn trước khi rời khu vực lấy mẫu.

– Về đến nhà, bạn cần thay quần áo và rửa tay thật sạch với xà phòng, nước sạch.

– Trong thời gian đợi kết quả lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 bạn cần áp dụng các biện pháp phòng chống dịch để bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Cụ thể: Đeo khẩu trang đúng cách; Rửa tay thường xuyên; Hãy che miệng bằng mặt trong của khuỷu tay khi ho hoặc hắt hơi, không dùng bàn tay để che miệng; Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng; Ở nhà, chỉ ra ngoài khi có việc cần thiết; Tránh tiếp xúc gần với người ốm; Thường xuyên làm sạch và khử trùng các vật dụng và bề mặt hay chạm…

Người đã tiêm vaccine phòng COVID-19 có tham gia lấy mẫu không?

Câu trả lời là có nhé! Vì vaccine phòng COVID-19 không có hiệu quả ngăn ngừa 100%. Trên thực tế, có những loại vaccine hiệu lực bảo vệ lên đến 90%, nhưng cũng có vaccine chỉ hiệu lực bảo vệ khoảng 50%-60%. Vì thế, một số người đã tiêm vaccine vẫn có khả năng mang virus và lây bệnh cho người khác.

Dù đã tiêm vaccine COVID-19 hay chưa, bạn vẫn nên đi lấy mẫu khi có yêu cầu của y tế phường hoặc khi thấy bản thân xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19.
Ngoài ra, việc tiêm vaccine không mang lại sự bảo vệ tức thì. Thông thường, sau tiêm mũi 1 phải ít nhất 14 ngày mới bước đầu có tác dụng. Do vậy, người đã được tiêm vaccine COVID-19, đặc biệt là những người mới chỉ được tiêm 1 mũi vaccine vẫn rất cần phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, quy định giãn cách, đặc biệt là thực hiện lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 khi có yêu cầu từ y tế địa phương.

Bách Nguyên (Theo suckhoegiadinh)

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram