GS.TS Đào Văn Long, Nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, tùy theo kích thước và số lượng polyp cắt, tình trạng sau thủ thuật bệnh nhân có thể phải nhập viện theo dõi hoặc theo dõi tại nhà; điều này bác sĩ thực hiện thủ thuật hoặc bác sĩ khám sẽ có chỉ định cụ thể.
Polyp đường tiêu hóa là một trong những nguyên nhân gây ung thư, qua đường nội soi bác sĩ có thể dùng đụng cụ chuyên dụng để cắt bỏ sớm nhằm ngăn ngừa các biến chứng (ác tính hóa thành ung thư, chảy máu từ polyp, tắc ruột…). GS.TS Đào Văn Long, Nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, tùy theo kích thước và số lượng polyp cắt, tình trạng sau thủ thuật bệnh nhân có thể phải nhập viên theo dõi hoặc theo dõi tại nhà; điều này bác sĩ thực hiện thủ thuật hoặc bác sĩ khám sẽ có chỉ định cụ thể.
Theo GS Long bệnh nhân sau khi được làm thủ thuật cắt polyp qua nội soi dạ dày – đại tràng được xuất viện, khi về nhà bệnh nhân tự theo dõi và chăm sóc tại nhà theo nguyên tắc sau:
1. Sau thủ thuật nội soi gây mê, bệnh nhân không được tự điều khiển các phương tiện giao thông, phải có người nhà đi soi cùng và đưa về từ bệnh viện.
2. Nghỉ ngơi, không lao động nặng, không đi bộ nhiều, leo núi hoặc di chuyển xa.
3. Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa (tốt nhất là cháo xay nhuyễn cùng với rau trong vòng 3 ngày) sau đó ăn chia nhỏ 5 – 6 bữa/ngày.
4. Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều bã, đồ quá ngọt…
5. Nên ăn chậm, ăn nhiều đồ ăn rau quả, uống nhiều sữa để bổ sung vitamin.
6. Không được để táo bón, hạn chế rặn khi đại tiện.
Cách phát hiện những dấu hiệu bất thường
GS Long cho biết, thông thường sau khi cắt polyp sức khỏe tiến triển bình thường. Với các polyp nhỏ: chân vết cắt sẽ tự liền sẹo trong vòng 1 tuần. Với các polyp lớn có vòng thắt chân polyp trước khi cắt: vòng cắt hoặc kẹp clip sẽ tự rời khỏi vết cắt thường trong khoảng 1 tuần.
Tuy nhiên, nếu bệnh nhân thấy các biểu hiện bất thường như: Sốt, ớn lạnh; Phù nền vùng hậu môn, chảy máu hoặc có dịch tiết ra ở trực tràng với số lượng nhiều. Ho, khó thở, đau ngực, tê hoặc run chân tay… Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn ra dịch nâu bẩn, máu tươi, máu cục… Tình trạng đau bụng tăng lên sau làm thủ thuật, bụng chướng căng hoặc co cứng. Đại tiện phân có máu tươi với số lương tăng dần hoặc phân hắc ín, mùi khắm, hoặc phân đen như bã cafe… cần tới ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Polyp dạ dày là khối tế bào hình thành trên lớp lót bên trong dạ dày. Polyp dạ dày thường không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Bệnh thường được phát hiện ở các bệnh nhân khi nội soi đường tiêu hóa trên và chiếm tỷ lệ khá cao – đến 25%. Polyp dạ dày hình thành để phản ứng sưng viêm hoặc tổn thương đến lớp niêm mạc của dạ dày.
Polyp dạ dày không có những triệu chứng đặc hiệu. Nhưng khi phát triển to, polyp dạ dày có thể bị loét trên bề mặt gây xuất huyết, viêm nhiễm, đau tức. Trong một số trường hợp hiếm hoi, polyp làm bít tắc đường giữa dạ dày xuống ruột non.
Nguy cơ khối u dạ dày tăng lên theo tuổi. Polyp dạ dày thường gặp hơn ở những người 50 tuổi trở lên; bị bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn: Helicobacter pylori (H. pylori) vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến của viêm dạ dày góp phần tăng sản và polyp u tuyến; hội chứng ung thư ruột kết: bệnh polyp adenomatous gia đình là một hội chứng di truyền làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết và các điều kiện khác, chẳng hạn như khối u dạ dày; sử dụng một số loại thuốc lâu dài: chất ức chế bơm proton (PPI), các thuốc dùng để điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) có liên quan đến khối u tuyến fundic. PPI bao gồm esomeprazole (nexium), lansoprazole (prevacid), omeprazole… Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo cần tầm kiểm soát bệnh định kỳ để phát hiện sớm các bệnh liên quan đến sức khỏe cũng như đường tiêu hóa.
Bách Nguyên (Theo Suckhoedoisong)