Sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai có thể gây tử vong cho thai nhi, làm trẻ sơ sinh nhẹ cân hoặc sinh non. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên cảnh giác ngừa bệnh sốt xuất huyết, thực hiện các biện pháp phòng bệnh.
Vào mùa mưa bão, hay thời gian chuyển mùa khiến các bệnh nhiễm trùng và bệnh tật sẽ tăng lên mức cao, bệnh sốt xuất huyếtlà một trong những bệnh dễ dàng lây lan ra cộng đồng. Sốt xuất huyết là một bệnh nhiễm trùng do virus nguy hiểm lây lan qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti.
Bệnh nguy hiểm đối với tất cả mọi người, nhưng đối với thai phụ, việc đề phòng biến chứng là rất quan trọng, vì mẹ có thể truyền bệnh cho thai nhi. Những rủi ro có thể trở nên nghiêm trọng, trong một số trường hợp, thậm chí có thể dẫn đến thai chết lưu, sinh non hoặc các biến chứng sức khỏe khác ở trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không giống như lây truyền sốt rét, sốt xuất huyết không dẫn đến dị tật và bất thường ở thai nhi.
Ngoài ra, virus này còn có thể truyền từ mẹ sang thai nhi trong quá trình mang thai hoặc khi sinh và có thể cần phải mổ lấy thai.
Một số biến chứng nguy hiểm xuất hiện trong thời gian mang thai và khi sinh do sốt xuất huyết gây ra, bao gồm:
– Giảm tiểu cầu: Có thể đe dọa đến tính mạng cho cả thai phụ và thai nhi.
– Sinh non, trẻ nhẹ cân: Tăng nguy cơ sinh non, em bé sinh ra nhẹ cân hoặc thậm chí tử vong nếu thai phụ bệnh nặng.
– Sảy thai: Khi thai phụ bị sốt xuất huyết trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ làm tăng nguy cơ bị sảy thai.
– Xuất huyết : Nếu mẹ bầu bị nhiễm virus sốt xuất huyết trong khi sinh, nguy cơ xuất huyết là rất cao.
– Tiền sản giật khi mang thai.
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm gây ra do vector truyền qua vết đốt từ muỗi vằn mang mầm bệnh.
2. Cần theo dõi sát sao sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai
Nếu một phụ nữ mang thai rơi vào tình trạng sốt xuất huyết, ngay lập tức tăng cường uống nước, vì quá trình tăng cường chất lỏng là điều cần thiết để duy trì mức dịch của phôi thai.
Ngoài sốt, các triệu chứng khác của bệnh sốt xuất huyết bao gồm đau đầu dữ dội, đau bụng, nôn mửa, tích nước, chảy máu niêm mạc, hôn mê, gan to và tăng hematocrit khi giảm tiểu cầu.
Nếu bệnh sốt xuất huyết trở nên nghiêm trọng, nó có thể kết hợp với rò rỉ huyết tương dư thừa, xuất huyết hoặc suy các cơ quan trong cơ thể.
Sốt xuất huyết khi mang thai cần được bổ sung nước, hạ sốt hợp lý và được các bác sĩ theo dõi liên tục, thận trọng.
3. Cách chăm sóc phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết
– Điều quan trọng là phải thực hành tốt chăm sóc và chú ý đến chế độ ăn uống và sức khỏe của bà bầu. Thai phụ cũng có thể có khả năng miễn dịch thấp, do đó, họ dễ bị nhiễm trùng và bệnh tật hơn. Vì vậy, giữ an toàn trước các dịch bệnh là rất quan trọng. Nên tránh đi du lịch đến những khu vực có nguy cơ lây nhiễm bệnh khá cao.
– Nếu thai phụ bị sốt xuất huyết, cần chú ý ngay đến lượng nước và dinh dưỡng. Nên tăng lượng chất lỏng, cùng với các loại muối thiết yếu có vai trò quan trọng trong cơ thể. Các chất dinh dưỡng quan trọng bạn ăn trong thời kỳ hồi phục cũng giúp cân bằng lượng chất lỏng trong phôi thai để chăm sóc em bé.
– Các triệu chứng sốt xuất huyết trong suốt thai kỳ không khác so với người bình thường. Tuy nhiên, vì mang thai ảnh hưởng đến cơ thể bạn, mức độ nghiêm trọng của tình trạng này có thể tăng lên. Có thể bị sốt cao, đau bụng, đau đầu dữ dội, nôn mửa, chóng mặt. Nhiễm trùng sốt xuất huyết cũng có thể làm giảm lượng tiểu cầu do đó bác sĩ sẽ cân nhắc việc truyền máu. Tình trạng này cần được nhân viên y tế chăm sóc và theo dõi liên tục.
4. Điều trị và phòng ngừa sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai được chẩn đoán mắc bệnh sốt xuất huyết, cần uống nhiều nước, nghỉ ngơi và bồi bổ.
Thường được uống paracetamol sau 6 tiếng để hạ nhiệt cơ thể nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ. Liều dùng cũng có thể được giảm xuống trong các trường hợp.
Các phương pháp điều trị tự nhiên cũng có thể được thử để hạ sốt và tăng cường khả năng miễn dịch như chườm bằng vải lạnh, uống nhiều chất lỏng như nước dừa, oresol, nước trái cây, thức ăn nấu với nước uống sạch, ít nhất 3 lít mỗi ngày.
Cần phát hiện sớm nếu thai phụ bị sốt xuất huyết để được chăm sóc y tế đúng cách. Các bà mẹ nếu có tiếp xúc với người sốt xuất huyết ở thời điểm vài ngày trước ngày dự sinh hoặc ngay sau khi sinh cần được theo dõi chặt chẽ vì họ là những người có nguy cơ cao nhất.
Các triệu chứng và dấu hiệu cảnh báo cho bệnh rò rỉ mao mạch cần được quan tâm, đặc biệt là khi cơn sốt bắt đầu giảm dần. Những thai phụ mắc sốt xuất huyết như vậy được xem xét để điều trị bằng dịch truyền qua đường tĩnh mạch. Các triệu chứng cần kiểm tra là đau bụng và căng cứng, nôn kèm theo tình trạng lử đử, bồn chồn.
Trẻ sơ sinh có mẹ được chẩn đoán bị mắc sốt xuất huyết giai đoạn trước sinh hoặc khi sinh cần được theo dõi chặt chẽ sau khi ra đời để hạn chế nguy cơ lây truyền.
Cho con bú trong thời kỳ sốt xuất huyết
Theo các chuyên gia, việc cho con bú vẫn an toàn nếu mẹ bị nhiễm sốt xuất huyết. Nguy cơ lây truyền virus sốt xuất huyết từ mẹ sang con qua sữa mẹ là không đáng kể. Bằng chứng cho thấy sữa non, sữa mẹ đầu tiên và sữa mẹ có các kháng thể chống sốt xuất huyết giúp trẻ sơ sinh miễn nhiễm với bệnh nhiễm trùng.
Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), việc cho trẻ sơ sinh bị nhiễm sốt xuất huyết ở mẹ là rất quan trọng vì sữa mẹ có nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể giúp bảo vệ trẻ, ngăn ngừa mất nước và duy trì tình cảm ở trẻ. Nếu một người mẹ bị bệnh từ trung bình đến nặng, thì bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ sơ sinh bú sữa công thức hoặc bú sữa ngoài.
Bách Nguyên (Theo suckhoedoisong)