Sống khoẻ

Phòng bệnh hô hấp trẻ dễ mắc ngày Tết

Vào dịp Tết, với đặc trưng là khí hậu lạnh ẩm tạo điều kiện cho rất nhiều loại vi khuẩn và virus đường hô hấp phát triển mạnh. Trẻ em với hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn kém, nên rất dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công.

Dưới đây là các bệnh lý đường hô hấp hay gặp ở trẻ trong dịp lễ Tết. Tùy theo vị trí, tác nhân gây bệnh, lứa tuổi và cơ địa của trẻ mà trẻ có thể mắc những bệnh lý viêm đường hô hấp cấp tính.

1. Viêm mũi họng do virus
Viêm mũi họng là bệnh rất thường gặp ở trẻ. Nguyên nhân gây viêm họng cấp chủ yếu là virus, tình trạng trẻ hay mắc nhiều là khi thời tiết thay đổi thất thường.

Sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh 1 đến 2 ngày, trẻ bắt đầu với triệu chứng sốt, nhức đầu, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi. Sau đó 4 – 5 ngày, trẻ sẽ có biểu hiện ho do họng bị kích thích.

Ngoài ra, trẻ nhỏ có thể bị đau bụng, nôn ói, tiêu chảy.

2. Viêm mũi xoang cấp
Viêm mũi xoang cấp là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Bệnh thường xuất hiện sau một đợt nhiễm trùng hô hấp trên cấp tính với sự trở nặng và kéo dài của các triệu chứng. Viêm mũi xoang xảy ra bởi các các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm, hóa chất, khói bụi hay các chất gây dị ứng… Chính vì vậy, vào dịp Tết khi mùa xuân đến thì thời tiết thường hay thay đổi, ẩm thấp, có nhiều nấm mốc, virus, vi khuẩn, phấn hoa… chính là các chất gây dị ứng.

Viêm mũi xoang cấp thường xuất hiện sau một đợt viêm đường hô hấp trên cấp tính. Sau 5-7 ngày, các triệu chứng của viêm nhiễm đường hô hấp có khuynh hướng nặng hơn với các biểu hiện như sốt cao, hơi thở hôi, ho nhiều (nhất là vào ban đêm), chảy mũi nhiều, nước mũi xanh hoặc vàng đặc như mủ, nhức đầu, đau sau ổ mắt, cảm giác nặng vùng mặt, đau răng, đau họng…


Chính vì vậy, khi thời tiết thay đổi đột ngột, mưa ẩm ướt khiến cơ thể của trẻ không kịp thích nghi, hệ miễn dịch bị suy giảm, khiến cho vi khuẩn và virus dễ tấn công vào cơ thể trẻ gây bệnh.

4. Viêm VA

Đây là bệnh lý thường hay gặp ở trẻ từ 6 tháng tới 6 tuổi. Nguyên nhân là do thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn nên VA hay bị viêm, nhưng thường là viêm nhẹ. VA giúp trẻ tạo kháng thể qua các lần viêm nhiễm.

Tuy nhiên, vào dịp Tết, thời tiết thường hay thay đổi, sinh hoạt đảo lộn, trẻ ăn uống thất thường… sẽ dẫn đến sức đề kháng giảm, vi khuẩn có thể xâm nhập toàn bộ VA. Lúc này vi khuẩn sinh sôi nẩy nở và gây viêm bệnh lý.

Bệnh khởi phát đột ngột, trẻ bị sốt 38 – 39 độ C, đôi khi sốt cao đến 40 độ C hoặc không sốt. Biểu hiện quan trọng nhất là ngạt mũi, ngạt nặng dần, ngạt một bên rồi hai bên. Trẻ thở khó khăn, thường phải há miệng thở, thở khụt khịt, khóc hoặc nói giọng mũi kín… Trẻ có thể bỏ bú hoặc bú ngắt quãng vì không thở được bằng mũi.

Viêm VA phát triển lâu ngày thường dẫn đến chảy nước mũi thường xuyên, nước màu vàng hoặc xanh.

5. Viêm phổi
Viêm phối là một bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ và là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ phải nhập viện và bị tử vong ở trẻ bị nhiễm hô hấp cấp tính. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng hay gặp vào đầu mùa xuân, chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp.

Nguyên nhân gây viêm phổi bao gồm virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng. Các tác nhân gây bệnh hay gặp: Streptococcus Pneumoniae, Hemophilus Influenzae type B, Staphylococcus Aureus, Streptococcus group B, Mycoplasma Pneumoniae, Respiratory Syncytial virus, Influenza virus, Adenovirus…

hần lớn viêm phổi ở trẻ lớn thường khởi đầu bằng sốt, ho, viêm mũi họng cấp (nhiễm khuẩn đường hô hấp trên). Nặng hơn có thể kèm theo khó thở, vã mồ hôi, rét run, mệt và bú kém. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể sốt hoặc không sốt thậm chí hạ thân nhiệt, bỏ bú và thường nhanh chóng bị suy hô hấp nặng.

6. Phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ
– Đối với trẻ nhỏ việc phòng bệnh cần có sự hướng dẫn, giám sát của người lớn. Dù bận rộn đến đâu, cha mẹ vẫn nên thường xuyên nhắc nhở trẻ vệ sinh họng, răng, miệng hằng ngày như đánh răng, súc họng bằng nước muối loãng.

– Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường để tránh khói bụi. Cần thực hiện rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

– Nhắc nhở trẻ uống nhiều nước, tốt nhất là nước đun sôi để nguội, nhất là trong những ngày Tết, trẻ thường sẽ mải chơi không uống nước.

– Tránh cho trẻ uống nước quá lạnh hoặc quá nóng, tránh cho trẻ thói quen ngậm kẹo, ăn kem, vì trong ngày Tết trẻ hay uống nước ngọt có ga lạnh (thêm đá) dẫn đễn dễ viêm họng.

– Đối với trẻ mắc bệnh răng, miệng, xoang, mũi… cần được điều trị dứt điểm tránh để mầm bệnh tồn tại và lây lan gây viêm họng. Khi viêm họng có chỉ định điều trị, cần thực hiện nghiêm túc, uống thuốc theo toa, đúng thuốc, đủ liều, đúng thời gian, không được tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị.

– Ngoài ra, cần đảm bảo phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát. Cần giữ gìn vệ sinh thân thể cho trẻ, chú ý thời gian mùa lạnh tắm cho trẻ nhỏ không nên kéo dài dễ nhiễm lạnh.

Bách Nguyên (Theo suckhoedoisong)

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram