Tin tức

Phản ứng sinh lý học và hành vi của con người

Đã bao giờ bạn nghĩ về sự liên quan giữa phản ứng sinh lý học và hành vi của mình chưa? Vì sao khi vui lại cười, ngượng lại đỏ mặt, và hôn mang lại sự sung sướng?

Đã bao giờ bạn nghĩ về sự liên quan giữa phản ứng sinh lý học và hành vi của mình chưa? Vì sao khi vui lại cười, ngượng lại đỏ mặt, và hôn mang lại sự sung sướng?


Theo ý kiến của các nhà khoa học Anh trên Tạp chí New Scientist, tất cả những điều đó là cần thiết mang lại sự cân bằng trong cơ thể.

Сười


Vì sao chúng ta lại khi vui vẻ. Các nhà nghiên cứu cho rằng những chất endorphin (hocmon nội sinh) và chất chống trầm cảm, tiết ra khi cười có khả năng làm tâm lý chúng ta được ổn định: nó lấy đi sự phấn kích quá mức, căng thẳng và làm tăng thêm hưng phấn. Tóm lại, nó làm cho chúng ta mạnh khoẻ và kéo dài cuộc sống.

Hôn


Điều gì kích thích người ta hôn nhau? Loài vật làm gì có những hành vi tương tự! Mà chúng ta có cảm giác cực khoái khi "giao ban" chứ đâu phải khi chúng ta hôn nhau.

Các nhà khoa học cho rằng, nụ hôn làm xuất hiện khả năng miễn dịch ở mức độ phản xạ nằm trong bản chất của chúng ta. Khi hôn, chúng ta phải nhận một lượng nước bọt "lạ" nào đó chứa vi khuẩn. Các vi khuẩn "ngoại lai" gây ra trong miệng một sự xung đột những vi khuẩn "nội tại" của chúng ta và hệ miễn dịch lập tức ra lệnh phát động tạo ra các kháng thể.

Thông thường chúng ta chỉ hôn người chúng ta yêu và cũng yêu chúng ta: chẳng có gì đáng ngạc nhiên, chúng ta chia sẻ với người đó các vi khuẩn kích thích sự miễn dịch. Trong câu "Đừng hôn người mình không yêu" có che giấu một câu khác "Chẳng nên lo lắng đến sức khoẻ người bạn không yêu".

Đỏ mặt


Chúng ta đỏ mặt khi xấu hổ, khi nói dối hoặc khi làm điều gì xấu. Điều này liên quan đến hoạt động của các thụ quan thuộc hệ thần kinh. Khi đỏ mặt, chúng ta đã gửi đến những người xung quanh một tín hiệu sẵn sàng thú nhận sai lầm của mình, làm mọi người dễ dàng thông cảm.

Có lẽ, trong giai đoạn đầu tiên của sự tiến hoá, mọi người đều có phản ứng này, nhưng dần dần chỉ còn sót lại ở một số người. Chẳng phải vô cớ mà người Nga có câu thành ngữ "ăn cắp cũng chẳng đỏ mặt" để chỉ những người lỳ lợm hoặc vô liêm sỉ.

Tóc, nơi lưu giữ mùi hương


Ở người nguyên thuỷ, trên mình đầy lông, nhưng trong quá trình tiến hoá, trở nên nhẵn nhụi, mịn màng. Chúng chỉ còn mọc trên đầu, dưới nách và một vài chỗ khấc. Vì sao vậy?

Thì ra, ở đó có những tuyến mùi. Chúng được duy trì để hấp thụ mùi đặc trưng cho mỗi người và giữ lại tại đó , khiến bạn có thể nhớ mùi của các bạn tình của mình. Tóm  lại, hiện tượng đó tạo nên mối liên hệ tình cảm giưa những con người.

Giấc mơ


Nếu bạn không tin vào những chuyện thần thoại thì trong đa số trường hợp giấc mơ chẳng mang lại những thông tin nào. Các nhà nghiên cứu cho rằng giấc mơ chẳng qua là kết quả của những hoạt động điện của não ở trạng thái vô thức.

Nhưng những giấc mơ cũng chẳng hoàn toàn vô ích. Chúng giúp giúp chúng ta củng cố các thông tin tiếp nhận được trong quá trình thao thức, bật ra được cách giải quyết một vấn đề (chẳng hạn một bài toán) nghĩ mãi chưa ra và hiểu rõ hơn thế giới nội tâm của chúng ta.

Lòng vị tha


Điều gì khiến ta vị tha, quan tâm, giúp đỡ người khác? Theo các nhà tâm lý, cái làm cho bạn trở nên hấp dẫn hơn trong mắt của mọi người là gây cho họ một ấn tượng có thể đặt một niềm tin nơi bạn, gần bạn sẽ cảm thấy dễ chịu, an tâm, được giúp đỡ, trông cậy vào. Lòng vị tha không phải là một phẩm chất cá nhân.

Chịu trách nhiệm về nó là các gen hình thành sự xả thân vì người khác trong quá trình người tiền sử sống giữa cộng đồng, đầy những môi hiểm nguy do tác động của thiên nhiên và các loài thú dữ. Có điều, ở những người này, gen đó hoạt động, còn ở những người kia nó lại "ngủ yên".

Sáng tạo


Ai chẳng có ý thức tạo ra những điều kiện để cuộc sống của mình hạnh phúc hơn, thoải mái hơn. Chính vì thế, các bộ môn nghệ thuật nghệ thuật mới ra đời. Chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên, những âm điệu du dương… tác động tích cực đến hệ thần kinh của chúng ta. Còn những thứ xấu xa, ghê sợ… thì ngược lại, thần kinh bị rời rã, uy yếu.

Chính vì vậy một phương pháp các bệnh viện thần kinh thường áp dụng là  "liệu pháp sáng tạo"  để điều trị cho các bệnh nhân bao gồm vẽ tranh, làm thơ, sáng tác nhạc… Các hoạt động này làm tâm hồn bệnh nhân được thư thái và sức khoẻ cũng tăng lên.

Bách Nguyên

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram