Tiêu dùng

Những góc nhìn đa chiều về "3 tại chỗ" của doanh nghiệp Việt

Ngày 30/9, Talk show Nguy cơ phối hợp thực hiện bởi VnExpress và S-World, đã lên sóng với sự góp mặt của Bà Phạm Thị Huân - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Ba Huân. Với sự dẫn dắt của Host Nguyễn Phi Vân, Chuyên gia nhượng quyền, Doanh nhân và Nhà đầu tư thiên thần.

Các khách mời có những chia sẻ và nhận định về quy định "3 tại chỗ" dành cho doanh nghiệp, từ đó đúc kết được tình hình hoạt động chung của doanh nghiệp Việt trong quá trình duy trì sản xuất và vẫn giữ an toàn cho đội ngũ lao động trong thời gian bùng dịch Covid-19.

Áp dụng "3 tại chỗ" để không làm đứt gãy chuỗi cung ứng thực phẩm

Các mặt hàng thực phẩm thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong  suốt thời gian giãn cách vì Covid-19, và vì thế, yêu cầu duy trì "3 tại chỗ" của các doanh nghiệp trong nhóm này lại càng bức thiết hơn. Trong lĩnh vực sản xuất trứng, Ba Huân là doanh nghiệp cung ứng lượng lớn hàng hóa ra thị trường mỗi ngày và tham gia chương trình bình ổn thị trường của thành phố Hồ Chí Minh. Vì thế, bà Phạm Thị Huân chia sẻ, ngày từ khi có thông tin về "3 tại chỗ",  Ba Huân đã xây dựng phương án phòng dịch cùng việc chủ động tổ chức khu cách ly trong cơ sở sản xuất để vừa bảo vệ người lao động, vừa đáp ứng chuỗi cung ứng sản xuất không bị đứt gãy.


Trao quyền chủ động chống dịch cho doanh nghiệp?

Thực hiện phương châm "vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế" theo chỉ đạo chung của Chính phủ, của tỉnh Trà Vinh, Tập đoàn Mỹ Lan tại Khu Công nghiệp Long Đức, thành phố Trà Vinh là một trong những đơn vị sớm triển khai thực hiện phương châm "3 tại chỗ", vừa sản xuất vừa phòng, chống dịch bệnh. Phát biểu về những thử thách hiện tại trong công cuộc chống dịch của Tập đoàn Mỹ Lan, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ nhận định riêng khâu xét nghiệm cho công ty gần 400 công nhân mỗi tháng cũng mất hàng tỷ đồng.

Thực tế, hơn 2 tháng qua xét nghiệm Covid-19 cho người lao động vẫn là một bài toán khó đối với nhiều doanh nghiệp muốn tái hoạt động và duy trì sản xuất, kinh doanh. Chi phí lớn do giá kit cao, mật độ xét nghiệm dày gây tốn kém là những vấn đề mà doanh nghiệp mọi ngành nghề đang gặp phải.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ, thay vì kiểm soát, Nhà nước không nên can thiệp sâu vào hoạt động của doanh nghiệp và không nên độc quyền chống dịch, nên để doanh nghiệp có quyền tự do chống dịch, vì chỉ có đội ngũ điều hành doanh nghiệp mới hiểu rõ tình hình hoạt động và sức khỏe của lực lượng lao động tại doanh nghiệp đó. Nói cách khác, công cuộc chống dịch nên được "đo ni đóng giày" cho từng doanh nghiệp.

Lối ra cho những doanh nghiệp "3 tại chỗ"

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ chia sẻ: "Khó khăn nhất là xây dựng kỷ luật để không có F0 xuất hiện. F0 chính là những trái mìn nổ chậm, có thể nổ bất cứ lúc nào nếu không có kỷ luật trong doanh nghiệp. Khó khăn thứ 2 là phải giữ sự sáng tạo. Trong những lúc khó khăn, sáng tạo rất quan trọng. Tuy nhiên, thông thường "kỷ luật" với "sáng tạo" hay đi ngược nhau. Doanh nghiệp càng  có kỷ luật thì khó sáng tạo ra giá trị mới và ngược lại. Do đó để tạo được cân bằng giữa "kỷ luật" với "sáng tạo" thì chúng tôi thường xuyên có những hoạt động để khích lệ sự sáng tạo cho nhân viên mà vẫn đảm bảo kỷ luật."

Ngoài ra, tái sản xuất trong bối cảnh dịch bệnh là bài toán khó đòi hỏi các doanh nghiệp phải đảm bảo cân đối sao cho vừa an toàn, nhưng vẫn phải đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy nhiều doanh nghiệp, đặc biệt những doanh nghiệp có số lượng lao động lớn tại các địa phương giãn cách xã hội, rất khó để giải quyết ngay việc này. Một trong những nguyên nhân là chi phí xét nghiệm Covid-19 quá lớn.

Do đó, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ chia sẻ giải pháp mang tên CNOK – phương thức lấy mẫu xét nghiệm dựa trên toán học xác suất thống kê mà công ty ông đã triển khai để duy trì sản xuất trong thời gian qua. Trong đó, C là chính xác, N là nhanh chóng, O là ổn định tâm lý người lao động và K là kinh tế, giúp phát hiện nhanh chóng và tương đối chính xác người bị nhiễm Covid-19 trong nhà máy. Theo ông, giải pháp này nhằm giúp doanh nghiệp đang hoạt động theo phương án "3 tại chỗ" và "1 cung đường 2 điểm đến" phát hiện nhanh với độ chính xác tương đối cao và doanh nghiệp không phải dừng sản xuất để thực hiện.

Ngoài ra, không doanh nghiệp nào có thể làm hết các khâu, chỉ cần một doanh nghiệp trong hệ sinh thái dừng sản xuất có thể kéo theo cả chuỗi bị ảnh hưởng. Vì vậy, trong thời điểm hiện nay doanh nghiệp rất cần hướng dẫn và sự đồng hành của chính quyền.

Theo bà Phạm Thị Huân, hiện nay các doanh nghiệp đang trong trạng thái "mệt mỏi", chính quyền thành phố nên khích lệ tinh thần và ân cần thăm hỏi các doanh nghiệp, các hiệp hội và nên đề ra các phương án gỡ rối trong lúc doanh đang khó khăn. Các công ty truyền thông cũng có thể góp mặt vào công cuộc chống dịch cùng doanh nghiệp bằng cách quảng bá hình ảnh, đất nước Việt Nam để ngày càng thu hút được các đối tác nước ngoài.

Linh An

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram