Giải trí

Nhà văn Nguyễn Quỳnh Trang ra mắt truyện ngắn "Tìm bến mục mơ"

Với 20 tác phẩm truyện ngắn, \"Tìm bến mục mơ\" một lần nữa cho thấy sức viết và sức sáng tạo dồi dào ở nhà văn thuộc thế hệ 8X Nguyễn Quỳnh Trang.

Bắt đầu từ "1981" xuất bản năm 2007, tiểu thuyết đầu tay "cháy sách" chỉ trong 2 tháng, trung bình sau mỗi năm, nhà văn lại đều đặn ra mắt tác phẩm mới. Xen kẽ giữa tiểu thuyết thường là một tập truyện, nơi nhà văn đưa vào nhiều thử nghiệm.




Những con người đánh mất cảm giác sống trong "Tìm bến mục mơ" đều bị ám ảnh bởi những chuyến đi, và phải đi như một giải pháp cuối cùng. Có người dứt khoát thoát ly thành phố cũ, ra đi để "hồi sinh" và sống khác. Nhưng cũng có người luôn mua vé khứ hồi. Không thể dứt bỏ, cũng không thể chấp nhận thực tại, họ cứ thế đi – về như một người mơ trong "sự trống rỗng tuôn chảy", trong nỗi bế tắc vì không còn biết làm gì với cuộc đời của mình nữa. Họ thực ra đã chết ngay khi đang sống.


Nếu như ở những tác phẩm khác, nhân vật của Nguyễn Quỳnh Trang thường làm nghề liên quan đến nghệ thuật thì trong "Tìm bến mục mơ", mỹ thuật và nhạc Trịnh cũng xuất hiện dày đặc. Nhưng phần thú vị nhất chính là những  hé lộ chi tiết về thế giới nội tâm phức tạp và cũng chứa nhiều mâu thuẫn của "dân" viết lách. Những nhọc nhằn, cay đắng trên đường văn, nỗi tuyệt vọng và niềm hứng khởi, những "tuyên ngôn" về nghề… khiến người đọc thêm hiểu ý nghĩa "giải thoát" và chiếc phao cứu sinh mà văn chương đem tới cho những người cầm bút, và biết đâu, trong đó có tác giả.

Trong những tác phẩm gần đây, chúng ta thấy Nguyễn Quỳnh Trang bắt đầu thử nghiệm văn chương triết lý. Những suy ngẫm về hạnh phúc, cái chết, khởi đầu, kết thúc, sống thiện… được thể hiện nhiều chiều trong "Tìm bến mục mơ", làm sâu sắc hơn chủ đề tư tưởng nhà văn muốn hướng đến. Những câu chuyện của Nguyễn Quỳnh Trang luôn mở ra cho người đọc những chuyến phiêu lưu vạn dặm vào thế giới nội tâm của nhân vật và tư tưởng của người viết, mà càng đi sâu thì sự khám phá phía trước càng rộng mở.

Linh An

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram