Sống khoẻ

Loại cây dại mọc hoang chữa bệnh gan hiệu quả

Bộ Y tế đã đưa ra danh sách 70 cây thuốc được sử dụng trong cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Trong đó có nhiều cây mọc hoang hỗ trợ chữa bệnh gan.

1. Rau má

Rau má còn gọi là liên tiền thảo, tích tuyết thảo thuộc họ hoa tán. Đây là loại cây mọc hoang khắp Việt Nam.

Cây có vị đắng, hăng dùng tươi hay sao vàng.

Người dân coi rau má là vị thuốc mát, tính bình, thanh nhiệt trừ thấp, giải độc, tiêu viêm; chữa sốt, mụn nhọt, vàng da, thổ huyết, chảy máu cam, táo bón, ho, tiểu tiện rắt buốt.

Cây có thể vò nát lấy nước hoặc dùng dạng khô sắc uống, ăn sống; kết hợp với cỏ nhọ nồi có tác dụng cầm máu.

2. Dành dành

Dành dành còn gọi là sơn chi tử, chi tử thuộc họ cà phê. Cây cao chừng 1-2m xanh tốt quanh năm. Tại miền núi, cây thường mọc hoang ven suối.

Một số gia đình cũng trồng dành dành làm cảnh, lấy quả làm thuốc, nhuộm bánh trái. Vào mùa thu, người dân hái quả chín về phơi sấy khô làm thuốc.

Trong Đông Y, dành dành đã được sử dụng từ rất lâu để thanh nhiệt trừ phiền, lợi tiểu, lương huyết, chỉ huyết; chữa sốt cao, người bồn chồn, khó ngủ, vàng da, tiểu tiện khó, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam, ôn ra máu, sưng đau.

3. Cà gai leo

Cà gai leo còn gọi là cà vạnh, cà cườm, cà quánh, cà quýnh thuộc họ cà. Cây mọc hoang khắp nơi tại các tỉnh từ miền Bắc tới Huế.

Thông thường, người dân đào rễ rửa sạch, phơi sấy khô làm thuốc.

Công năng của cây là tán phong trừ thấp, tiêu độc, giảm đau; chữa đau nhức gân xương, ho, ho gà, xơ gan, rắn cắn. 

4. Hạ diệp

Diệp hạ châu còn gọi là diệp hạ châu đắng, cây chó đẻ răng cưa, diệp hòe thái, lão nha châu, thuộc họ thầu dầu.

Đây là cây cỏ cao chừng 30cm mọc hoang khắp nước ta cũng như các vùng nhiệt đời. Cây được thu hoạch quanh năm, tốt nhất vào mùa hạ, thường dùng tươi, có khi phơi khô.

Công năng của cây là tiêu độc, sát trùng, lợi mật, thanh can, tiêu viêm tán ứ, lợi thủy; chữa viêm gan da vàng, viêm họng, tắc sữa, kinh bế, viêm da thần kinh, viêm thận, sỏi tiết niệu, mụn nhọt, lở ngứa ngoài da.

5. Phèn đen

Phèn đen còn gọi là nỗ, tạo phan diệp, thuộc họ thầu dầu.

Cây thường mọc dại, cũng có nơi trồng làm thuốc, phổ biến ở các nước châu Á trong đó có Việt Nam.

Người dân thường dùng vỏ thân hoặc lá tươi, khô.

Vỏ thân có màu nâu sẫm ở phía ngoài, nâu đỏ ở mặt trong, vị nhạt và chát, dùng chữa tiểu khó.

Lá phơi khô chế thành viên dùng riêng hoặc với ít lá long não, xuyên tiêu chữa chảy máu chân răng.

Lá cây có thể dùng chữa viết thương mau lên da non. Búp non, lá non sử dụng chữa tiêu chảy.

Bách Nguyên (Theo songkhoe)

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram