Sống khoẻ

Dấu hiệu trẻ mắc chứng tự kỷ

Trẻ tự kỷ có lối suy nghĩ, cách nói chuyện và hành xử khác với những đứa trẻ bình thường. Nên tuy có chút khó khăn nhưng chỉ cần bạn kiên nhẫn áp dụng, những lời khuyên sau sẽ có thể giúp bạn trò chuyện thân thiết hơn và kéo gần khoảng cách với những đứa trẻ tự kỷ đấy.

1. Trước khi đủ 12 tháng tuổi

Nếu là người thường xuyên tiếp xúc với trẻ, bạn sẽ dễ nhận ra các dấu hiệu trẻ mắc tự kỷ khi chúng trong độ tuổi từ 6-12 tháng. Chúng thường:

– Không quan tâm đến ai là người lạ, ai là người quen

– Không phản ứng với những tiếng ồn

– Không nắm lấy hoặc giữ đồ vật

– Không đáp lại nụ cười của cha mẹ

– Không cố thu hút sự chú ý của mọi người thông qua các hành động

– Không có hứng thú tham gia các trò chơi tương tác với mọi người

2. Trẻ khó thể hiện sự đồng cảm

Trẻ mắc chứng tự kỷ có thể khó thể hiện sự đồng cảm, hoặc hiểu suy nghĩ của người khác theo cách thông thường. Đó là lý do chúng thường có vẻ thờ ơ và không thân thiện. Chúng không biết cách phản ứng với những tình huống khó, ví dụ như chúng có thể cười khi ai đó bị thương, hoặc phản ứng lại một cách máy móc, thậm chí vô cảm với cảm xúc của người khác.

3. Trẻ tỏ ra không quan tâm đến những người thân yêu

Trẻ tự kỷ có thể hành động một cách xa cách và không có hứng thú thiết lập mối quan hệ tình cảm với cha mẹ, anh chị em hoặc những đứa trẻ khác cùng tuổi. Chúng có xu hướng tránh giao tiếp bằng mắt và thích ở một mình. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng không có tình cảm, chỉ là chúng không biết cách thể hiện mà thôi.


Tự kỷ có nhiều mức độ nên ở một số trường hợp nhẹ, trẻ vẫn có thể thể hiện cảm xúc của mình giống những đứa trẻ bằng tuổi khác, ví dụ: nếu cảm thấy đau, trẻ sẽ khóc. Tuy nhiên, ở phần lớn trường hợp, trẻ rất khó biểu lộ cảm xúc thật. Có trẻ sẽ tỏ ra thờ ơ, vô cảm nhưng cũng có trẻ sẽ có phản ứng cường điệu. Ví dụ, chúng rất dễ cáu giận và rất khó chịu về những điều bất tiện nhỏ.

5. Lặp đi lặp lại thói quen nhất định

Trẻ có thể xây dựng một khuôn mẫu mang tính quy củ và lặp đi lặp lại các hoạt động mà chúng quan tâm. Thông thường, những thứ thu hút trẻ sẽ đòi hỏi 100% sự chú ý của trẻ và trẻ có thể dành hàng giờ đồng hồ chỉ để lặp lại cùng một từ. Trẻ thích duy trì thói quen hàng ngày vì điều này có thể giúp trẻ kiểm soát được những gì sẽ xảy ra. Ví dụ, chúng luôn muốn đi cùng một con đường đến trường hoặc ăn chính xác cùng một món ăn cho bữa tối. Do trẻ đã tự thiết lập quy củ cho mình nên bất cứ sự thay đổi nào từ bên ngoài đều có thể khiến trẻ khó tiếp nhận và trẻ sẽ ngay lập tức từ chối sự thay đổi.

6. Trẻ có thể có vấn đề về kiềm chế cảm xúc

Trong một số trường hợp, trẻ tự kỷ có thể phản ứng thái quá hoặc phớt lờ các nhân tố kích thích giác quan. Đôi khi trẻ có thể lờ đi cả những người đang nói chuyện với chúng, đến mức người ta có thể tưởng là trẻ bị điếc. Tuy nhiên, vào những thời điểm khác, chúng lại rất nhạy cảm với tiếng ồn, thậm chí là những âm thanh nhẹ nhất. Những tiếng động đột ngột, như tiếng chuông điện thoại, có thể gây ra sự khó chịu, khiến trẻ phải phản ứng lại bằng cách bịt tai và tự tạo ra những âm thanh mới lặp đi lặp lại để át đi những âm thanh khó chịu đó. Trẻ cũng có xu hướng rất nhạy cảm với sự va chạm (chúng không thích bị chạm vào người). Chúng có thể co rúm người lại chỉ vì một cái vỗ nhẹ vào lưng hoặc khi vải lướt qua trên da.

7. Trẻ có thể phản ứng thái quá

Trẻ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc và hành động. Ví dụ, chúng có thể la hét, khóc hoặc cười một cách điên cuồng mà không có lý do rõ ràng. Khi bị căng thẳng, chúng có thể gây rối hoặc thậm chí hung hăng (đập phá, đánh người khác hoặc làm đau chính mình). Ngoài ra, chúng cũng không đánh giá được tình huống có nguy hiểm hay không, như các phương tiện di chuyển hoặc độ cao, nhưng đồng thời, chúng lại có thể sợ các vật vô hại như thú nhồi bông.

8. Trẻ gặp khó khăn trong việc nói và hiểu ngôn ngữ

Thông thường, trẻ sẽ bắt đầu nói hoặc bắt chước âm thanh của những người mà chúng thường tương tác khi chúng tròn 1 tuổi rưỡi. Tuy nhiên với trẻ tự kỷ, chúng phát triển các kỹ năng ngôn ngữ muộn hơn nhiều. Chúng có thể nói chuyện với tone giọng bất thường, lạ, hoặc lặp đi lặp lại các từ và cụm từ vô nghĩa. Chúng sẽ rất khó khăn để bắt đầu hoặc duy trì một cuộc trò chuyện. Chúng sẽ không hiểu nghĩa của một số câu nói hoặc câu hỏi đơn giản. Càng không có khả năng hiểu sự hài hước, mỉa mai hay châm biếm trong câu nói.

9. Hành vi lặp đi lặp lại

Trẻ tự kỷ thường cứng nhắc và thậm chí bị ám ảnh trong hành vi, hoạt động và sở thích. Chúng có thể thực hiện các động tác nhất định lặp đi lặp lại, chẳng hạn như liên tục di chuyển tay, lắc qua lắc lại hoặc xoay người. Chúng bị ám ảnh bởi những đồ vật như chìa khóa hoặc công tắc đèn và thích sử dụng những thứ này làm đồ chơi.

Trẻ có xu hướng hứng thú với các môn học liên quan đến con số hoặc biểu tượng. Trẻ cảm thấy cần giữ mọi thứ theo một trình tự cụ thể, ví dụ, trẻ thường sắp xếp đồ chơi theo một cách đặc biệt và không cho phép ai thay đổi. Chùng thậm chí còn duy trì một tư thế bất thường hoặc có thể di chuyển một cách kỳ lạ.

10. Chúng thích giao tiếp theo kiểu phi ngôn ngữ

Bởi vì trẻ tự kỷ chậm phát triển ngôn ngữ, đồng thời gặp khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc, nên chúng thích giao tiếp theo kiểu phi ngôn ngữ. Chúng có thể sử dụng món đồ nào đó hoặc hình vẽ hoặc cử chỉ để ám chỉ điều gì đó.

11. Trẻ gặp khó khăn trong việc thấu hiểu nét mặt người khác

Ví dụ, trẻ không hiểu mẹ đang khó chịu khi bà cau mày. Trẻ cũng không phân biệt được liệu người đối diện có đang vui, buồn hay khó chịu qua ngữ điệu nói chuyện của họ. Trẻ sẽ khó phân biệt giữa thực và ảo vì chúng rất giàu trí tưởng tượng và thường sống trong thế giới nhỏ bé của riêng mình.

Đôi khi các dấu hiệu cho thấy một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ có thể rõ ràng, nhưng cũng có thể rất mơ hồ. Hãy chú ý đặc biệt đến các chi tiết nhỏ và dành cho trẻ sự kiên nhẫn lớn nhất của bạn. Dần dần, bạn sẽ có thể kéo trẻ trở về đời sống bình thường.

Bách Nguyên (Theo suckhoegiadinh)

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram