Chia sẻ

Cuộc chiến chống ung thư của bé gái 7 tuổi hiến giác mạc

Sau khi lo xong hậu sự cho con cùng với việc trực tiếp ký tên mình vào lá đơn xin hiến tạng, chị Nguyễn Trần Thùy Dương (mẹ bé Hải An cháu bé 7 tuổi bị ung thư đã hiến giác mạc) mới kể lại câu chuyện chiến đấu với bệnh tật của mẹ con chị.

Bất an từ dấu hiệu nốt ruồi

Bé Hải An vốn là cô bé thông minh, từ nhỏ bé đã được mẹ hay đưa đến các lớp học y khoa của mẹ nên bé hiểu về ngành y rất rõ.

Chị Dương kể lại, có khi thấy các bác sĩ cúi chào thai nhi, bé hỏi mẹ "vì sao các bác sĩ lại cúi chào các em bé?". Những lúc đó, chị Dương đã giảng cho con nghe, đó là vì các em bé đã hiến mình cho khoa học y học. Đây cũng chính là các thai nhi bị sẩy và được các bà mẹ chấp nhận hiến cho nghiên cứu khoa học.

Bên cạnh đó, đã có nhiều bệnh nhân khác cũng sẵn sàng hiến đi 1 phần cơ thể để cứu người. Cũng từ đó, bé Hải An cũng thấm nhuần tư tưởng về nghĩa cử cao đẹp, hiến nội tạng để giúp người khác tiếp tục sống lại lần nữa. Nhưng điều khiến chị Dương không ngờ là con mình lại ra đi nhanh chóng vì căn bệnh ung thư như thế.

Nói về bệnh của con, chị Dương kể, dấu hiệu bệnh bắt đầu từ nốt ruồi trên cơ thể của bé An, chị theo dõi và nhận thấy nốt ruồi này ngày một tăng kích thước và sắc màu sậm dần. Đó là dấu hiệu mà người làm trong ngành y như chị hiểu rằng rất bất ổn.

Khi Hải An 5 tuổi, chị Dương cho con đi tầm soát ung thư, kết quả chỉ số báo hiệu ung thư có tăng. Chị Dương và gia đình đã đưa con đi khám nhiều nơi và tìm ra bệnh nhưng kết quả tìm ra ung thư nguyên phát khó.

Đến tháng 9/2017, các dấu hiệu rõ hơn khi bé có hiện tượng đau đầu, đi đứng loạng choạng, đôi khi khó nói, thay đổi về cảm xúc giao tiếp, gia đình không nghĩ bé bị u não. Khi triệu chứng đau đầu tăng lên và có dấu hiệu liệt dây thần kinh số 6, số 7… bé được làm các xét nghiệm cận lâm sàng và lâm sàng, các bác sĩ kết luận bé bị u não.

Căn bệnh này của bé ở thể khó điều trị, các bác sĩ đều lắc đầu không thể can thiệp mổ vì u nằm ở vị trí rất nguy hiểm nên chỉ xạ trị được.

Diễn tiến của bệnh khá nhanh, đầu tháng 1/2018, bé An phải nhập viện tiến hành cuộc phẫu thuật dẫn lưu, rồi chuyển xuống điều trị tại khoa Nhi, Bệnh viện K Tân Triều.

Chị Dương hi vọng với việc điều trị này bé sẽ tiến triển tốt để có thể xạ trị nhưng mọi hi vọng của bà mẹ trẻ đều dập tắt vì biến chứng u não đến nhanh.


TS Phạm Thị Việt Hương, khoa Nhi, Bệnh viện K Tân Triều – người trực tiếp điều trị cho bé An cho biết, khi đến viện vào cuối năm ngoái, tình trạng của cháu đã nặng, đau đầu nhiều, liệt nửa người, liệt nhiều dây thần kinh sọ, rối loạn cơ tròn (đại tiểu tiện không tự chủ) ăn qua xông, thở oxy…

Kết quả xét nghiệm cho thấy, bé mắc u thần kinh đệm cầu não lan tỏa – một căn bệnh hiếm ở trẻ em, điều trị vô cùng khó khăn. "Tôi đã hội chẩn với các thầy là những chuyên gia đầu ngành bên Mỹ nhưng họ nói vũ khí điều trị duy nhất với trường hợp của cháu là xạ trị.

Nhưng do u quá to, gây biến chứng phù não, gây liệt nên rất khó. Do không thể xạ được, các bác sĩ hàng ngày chăm sóc giảm nhẹ cho bé bằng giảm đau, thở oxy, truyền dịch, truyền đạm, truyền thuốc bổ, nuôi ăn đường tĩnh mạch…", BS Hương chia sẻ.

Trong suốt thời gian điều trị, bé An rất hợp tác, ngoan ngoãn và có ánh mắt rất sáng, nên với bác sĩ Hương bé An là bệnh nhi đặc biệt. Dù có lúc bé không nói được, rối loạn đại, tiểu tiện bác sĩ hỏi bé vẫn mỉm cười.

Túc trực bên con trong suốt những ngày nằm viện, chị Thùy Dương tâm sự: "Cứ 2 tiếng lại lay con dậy một lần, vì sợ con sẽ mãi lịm đi trong giấc ngủ. Thời gian khi con chưa hôn mê, sự xâm lấn của các tế bào ung thư khiến con đau đớn.

Thế nhưng, cứ mỗi lần vậy, con bé lại hé đôi môi xinh xinh bảo "mẹ ơi, con chịu đựng được", hay thi thoảng con bé vẫn nói "mẹ cố gắng lên nhé".


Những phút cuối của An, chị Dương đã gọi cho Trung tâm Điều phối hiến ghép tạng Quốc gia với chia sẻ được hiến tạng của bé An. Người mẹ đau khổ chỉ muốn nghe tim con mình được đập một lần nữa trên cơ thể một bé khác nhưng ước nguyện không thành, vì bé An chưa đủ 18 tuổi nên bé chỉ hiến được hai giác mạc.

Bách Nguyên (Theo Soha)

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram